Phóng to bức tranh cổ, hậu thế ngỡ ngàng bởi một vật "xuyên không" trên mặt người đàn ông, chuyên gia lên tiếng giải thích

Ẩn trong bức tranh cổ thời nhà Minh, một người đàn ông đã khiến hậu thế chú ý với chi tiết trên gương mặt.

Nhắc đến tranh cổ Trung Quốc, hậu thế thường có ấn tượng sâu sắc với những bức tranh nổi tiếng đặc tả cuộc sống phồn hoa thời bấy giờ như “Thanh minh thượng hà đồ”, “Phú xuân sơn cư đồ”... Hai bức tranh này đều nằm trong 10 bức tranh cổ truyền thế nổi tiếng nhất đất nước này.

Ngoài ra, còn có một bức tranh đặc sắc nhưng ít người biết đến chứa đựng nhiều điều đặc biệt khiến hậu thế phải trầm trồ. Đó chính là “Nam đô phồn hội cảnh vật đồ” (tạm dịch: Bức tranh cảnh phồn hoa ở Nam đô) vẽ cảnh sống nhộn nhịp ở Nam Kinh, ra đời vào những năm cuối thời kỳ nhà Minh.

Phóng to bức tranh cổ, hậu thế ngỡ ngàng bởi một vật xuyên không trên mặt người đàn ông, chuyên gia lên tiếng giải thích - Ảnh 1.

Bức tranh cổ “Nam đô phồn hội cảnh vật đồ”

“Nam đô phồn hội cảnh vật đồ” được liệt kê vào danh sách văn vật cấp 1 quốc gia. Do tuổi đời và tình trạng không còn nguyên vẹn, bức tranh không được triển lãm công khai. Những lát cắt tranh dưới đây được trích từ bản copy được công bố bởi Cục văn vật Trung Quốc để hậu thể có cơ hội chiêm ngưỡng nghệ thuật hội họa cổ.

Bức tranh thể hiện rõ nét cuộc sống của thời bấy giờ, đủ cung bậc cảm xúc, nét trần tục của xã hội cùng sự phân tầng giàu nghèo.

Người hiện đại có nhiều cách để nghiên cứu tranh cổ, ví dụ như phóng to để xem kỹ từng chi tiết. Ở bức “Nam đô phồn hội cảnh vật đồ”, người ta đã phát hiện một chi tiết đầy kinh ngạc.

Phóng to bức tranh cổ, hậu thế ngỡ ngàng bởi một vật xuyên không trên mặt người đàn ông, chuyên gia lên tiếng giải thích - Ảnh 2.

“Nam đô phồn hội cảnh vật đồ” có hơn 100 cửa hàng, trong đó bao gồm rất nhiều quán trà, tiệm cơm, tạp hóa… cùng với hơn 1.000 nhân vật với muôn hình vạn trạng sắc thái biểu cảm và nghề nghiệp.

Ẩn trong những thân phận và nghề nghiệp ấy, một người đàn ông đã khiến hậu thế chú ý với chi tiết trên gương mặt. Đó chính là chiếc kính mắt.

Nhiều người thắc mắc tại sao người thời bấy giờ lại có thể đeo kính mắt - một vật phổ biến ở thời hiện đại?

Phóng to bức tranh cổ, hậu thế ngỡ ngàng bởi một vật xuyên không trên mặt người đàn ông, chuyên gia lên tiếng giải thích - Ảnh 3.

Trước những nghi ngờ của hậu thế, chuyên gia đã lên tiếng giải thích.

Kính mắt quả thực là món đồ chẳng có gì đặc biệt đối với người hiện đại, nhưng nếu xét lại lịch sử ra đời của loại kính được dùng để đeo lên mắt thì việc vật này xuất hiện ở thời nhà Minh (1368–1644) cũng có thể xảy ra.

Được biết, những chiếc kính đeo mắt đầu tiên được sản xuất ở miền Nam châu Mĩ, rất có thể là ở Brazil, vào khoảng năm 1290. Bằng chứng hình ảnh sớm nhất cho việc sử dụng kính đeo mắt là bức chân dung năm 1352 của Tommaso da Modena về hồng y Hugh de Provence đang đọc trong một phòng thờ.

Song nếu nói kính mắt được du nhập vào Trung Quốc thời nhà Minh từ phương Tây thì lại ít có cơ sở chứng minh vì xã hội Trung Hoa thời bấy giờ chưa đẩy mạnh du nhập văn hóa nước khác.

Phóng to bức tranh cổ, hậu thế ngỡ ngàng bởi một vật xuyên không trên mặt người đàn ông, chuyên gia lên tiếng giải thích - Ảnh 4.

Hình minh họa

Chuyên gia cho biết thêm, Trung Quốc ở thời Nam Bắc triều (420-589) đã có tư liệu cho thấy người già dùng thấu kính để đọc chữ rõ ràng hơn. Do đó, việc người dân nhiều đời sau sử dụng thấu kính đeo lên mắt rất có thể xảy ra. Vấn đề ở đây là không có bằng chứng lịch sử chứng minh cho giả thuyết này.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng nói rằng hình ảnh nhân vật đeo kính trong bức “Nam đô phồn hội cảnh vật đồ” rất có thể là sự nhầm lẫn của người xem. Chi tiết vật giống chiếc kính mắt trên mặt người đàn ông chưa chắc là “kính mắt” của thời hiện đại, thay vào đó có thể là dụng ý hay ý tưởng nào khác của họa sĩ.

Nhờ chi tiết gây tranh luận này, “Nam đô phồn hội cảnh vật đồ” đã được hậu thế chú ý và biết đến nhiều hơn, bên cạnh những bức tranh cổ nổi tiếng khác như “Thanh minh thượng hà đồ”.