Theo báo cáo của UBND huyện Phú Quốc, trong trận lũ chưa từng xảy ra ở Phú Quốc vừa qua (2/5 - 12/5) toàn đảo có 63km bị ngập; độ ngập trung bình là 0,7m, nơi ngập sâu nhất lên đến 2m và có trên 8.000 căn nhà bị ngập. Nhiều căn bị ngập đến tận nóc nhà.
Nhiều đoạn giao thông tê liệt, buộc lực lượng chức năng phải điều tiết phương tiện giao thông qua tuyến đường khác hoặc dùng các phương tiện (xe tải, bè...) vận chuyển người dân và xe máy qua các đoạn đường này.
Nhấn để phóng to ảnh
Tuyến đường hai chiều Nguyễn Trung Trực nối dài (ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương) một bên đường giao thông hoàn toàn bị tê liệt
Chiều qua, theo ghi nhận của PV Dân trí, trên tuyến đường Trần Phú, đường 30 tháng 4 (thị trấn Dương Đông)... nhiều đoạn bị sạt lở do lũ; mặt đường lộ ổ voi, ổ gà gây nguy hiểm cho người đi đường.
Ông Lê Việt Bắc - Phó Giám đốc GTVT tỉnh Kiên Giang, cho biết, sau trận lũ lụt, đoàn công tác của Sở đã 2 lần khảo sát các đoạn đường bị hư hỏng và đã báo cáo ủy ban tỉnh. Hiện đơn vị chờ ý kiến của ủy ban sẽ tiến hành sửa chữa, khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Những hình ảnh đường xã, công trình công cộng ở Phú Quốc hư hỏng sau trận lũ lịch sử:
Nhấn để phóng to ảnh
Đường 30 tháng 4
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Người dân dựng chướng ngại vật để cảnh báo người đi đường.
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Cảnh báo hố sâu...
Nhấn để phóng to ảnh
Một đoạn đường Trần Phú bị sạt lở. Đoạn đường này bị ngập sâu trên 0,5m
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Tuyến hành lan đường Trần Phú tan hoang sau lũ
Nhấn để phóng to ảnh
Tuyến đường đất ở Bãi Trường, xã Dương Tơ (con đường dân sinh của người dân trước đây) cũng bị tan nát thế này
Nhấn để phóng to ảnh
Hàm ếch trên đường từ Cửa Lấp đi An Thới
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Hậu quả của trận lũ lụt lịch sử vừa qua
Nhấn để phóng to ảnh
Sau lũ, vấn đề rác thải, vệ sinh môi trường trở nên đáng báo động.