Với 100 triệu đồng, tưởng như con đường đến với thành công của sếp nữ 9x trải đầy hoa hồng, nhưng để có hệ thống nước uống healthy như hôm nay thì là cả một quá trình đầy cực nhọc.
Giang sinh năm 1991, là CEO của chuỗi hệ thống nước uống healthy - một trong những cơn sốt mới mà giới trẻ và dân văn phòng hay nói đến gần đây. Cô tự nhận mình là người nghiện lối sống ăn sạch - uống sạch. Không ít người gọi Giang là “con nhỏ hâm” bởi luôn lảm nhảm câu chuyện healthy.
“Khác với cơn sốt trà sữa, giới trẻ Hà Nội đang nói về healthy với những cách diễn tả rất nghiêm túc. Trước đây, tất cả các những người thân thiết, quen biết đều lắc đầu khi mình nói về chuyện ăn sạch - uống sạch nhưng giờ họ đã chủ động hỏi Giang về điều đó.”, Trà Giang nói.
Trước khi trở thành bà chủ như hiện tại, cô từng khởi nghiệp với 100 triệu đồng gọi vốn từ toàn bộ các mối quan hệ. Quán cà phê đầu tiên Trà Giang đứng lên xây dựng vô cùng khó khăn với khủng hoảng thay đổi triết ký kinh doanh của một startup khi không có tiền.
Dần sau đó, Giang theo đuổi một hệ thống nước uống healthy và dồn toàn bộ động lực để mở một thương hiệu mới tại Hà Nội. Chỉ trong chưa đầy 6 tháng, chuỗi hệ thống đã xuất hiện tràn ngập ở thủ đô, những cuộc điện thoại thương thảo nhượng quyền dày đặc.
“Mình vẫn lảm nhảm về healthy với tất cả mọi người, cho đến khi họ cũng say mê nói về điều đó như mình. Tham vọng lớn hơn của mình là biến những góc trong quán của mình trở thành một nơi mà bất kỳ ai cũng muốn đến sau giờ làm việc tại cơ quan.”, Giang chia sẻ.
Những năm tháng sinh viên, Giang đã có ít nhất 2 - 3 tháng thường xuyên làm "cú đêm" và ngủ nướng. Tuy nhiên, thời gian lệch lạc ấy khá ngắn hạn. Có lẽ do cô may mắn sinh ra trong một gia đình mà ở đó, 5h sáng là thời điểm để bắt đầu và thói quen thường thấy của tất cả là đọc sách, uống trà...
Triết lý kinh doanh của Trà Giang là "Thật từ tâm". Trên Facebook của Giang, cô treo dòng chia sẻ: “Được làm những điều bạn thích, đó là tự do. Thích được những điều bạn làm, đó là hạnh phúc”. Dòng chia sẻ với nội dung không lạ nhưng Giang cho thấy cô theo đuổi triết lý đó một cách cuồng nhiệt. Xây dựng một thương hiệu riêng cho bản thân, bên cạnh là sếp nữ, Giang còn được rất nhiều học viên gọi cô xưng trò.
Ôm khá nhiều công việc, cho đến thời điểm hiện tại, Giang cho rằng, cô đủ tự tin để có một cuộc sống an nhiên sau quá nhiều cùng cực của một người trẻ khởi nghiệp, giờ cô đã có những trái ngọt cho bản thân. Tuy nhiên, khi nói về quãng thời gian đã qua khi sống trong khủng hoảng, cô bật khóc. Trong số những cơn sóng dữ mà Giang đã đối mặt, cô nói rằng, mọi startup rồi sẽ nếm trải lục đục về tài chính và nhân sự.
Giang thú nhận, cô khao khát xây dựng một "gia đình làm việc" hơn là một chỗ để “nhân viên đến bấm công”. Đây cũng là điểm yếu của một sếp nữ còn trẻ.
Nói về quãng thời gian khó khăn ấy, Giang kể: “Tất cả nhân viên đều nghĩ sếp sẽ không bao giờ biết tổn thương cho đến khi họ làm sếp. Vào một ngày cuối năm, khi đó dự án quán cà phê của mình đã chứng kiến sự ra đi của hàng loạt nhân sự, Tết thì đã đến rất gần. Nhưng giọt nước chỉ tràn ly khi người mình rất thân cũng nói lời chia tay. Đó là cú tát hơn là nói khủng hoảng, nói khủng hoảng chỉ là hoa mỹ cho dễ nghe.”.
Giờ đây, sau tất cả những sóng gió đi qua, Giang tâm sự: “Một ngày mới bắt đầu, khi mình chưa kịp đến quán, một dòng tin nhắn 'Chị Giang ơi lên với tụi em đi cho vui' cũng khiến mình hạnh phúc tột cùng. Thật ra bạn gọi mình là sếp, thỉnh thoảng các em gọi mình là sếp nhưng 'Chị ơi', 'Chị Giang ơi' mới là cách gọi mà mình thấy đàng hoàng, tử tế và nhiều cảm xúc nhất”.
Cô cũng nói thêm, “dù có bản lĩnh tới đâu thì mọi startup đều cảm cảm thấy sợ cảm giác cô đơn”. Cô cho rằng, nhân viên của mình sẽ không biết mình yếu đuối vì thường ngày mình luôn là một “Chị Giang” hay cười.
Theo Tiin.vn
* Nội dung liên quan: