Một đời người liệu có thể trải qua bao nhiêu chuyện ly kỳ hiếm có? Đối với bác sĩ Đái Duy, một người đang làm việc tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), câu trả lời rất đơn giản. Đó là trong 10 năm làm việc trong ngành y, ông đã xử lý hơn 30.000 ca xét nghiệm quan hệ huyết thống tại Trung Quốc.
Đằng sau mỗi lần giám định huyết thống chính là mối quan hệ đang gặp vướng mắc hoặc một gia đình trên bờ vực tan vỡ.
Câu chuyện của một người đàn ông lớn tuổi dưới đây là một trong số những trường hợp mà anh chứng kiến.
Sau khi nhìn thấy 3 chữ "Không trùng khớp" trên kết quả giám định ADN, người nông dân nghèo hơn 60 tuổi gần như phát điên, liên tục giật mạnh tóc khiến một nửa mảng tóc trên đầu bong ra, chảy rất nhiều máu. Sự thật chính là, người con trai ông nuôi dưỡng hơn 30 năm qua không phải là con ruột của ông.
Người đàn ông này thường xuyên đi làm xa, để có 90% tiền lương đều chuyển về cho vợ con ở quê nhà, ông chỉ ăn uống đạm bạc, đi giày cũ, thậm chí tiền xét nghiệm ADN cũng do bạn bè trả giúp. Được biết, khi về nhà ông đã đánh gãy chân vợ rồi uống thuốc trừ sâu tự sát.
Đó chỉ là một trong số hàng chục nghìn trường hợp gia đình tan vỡ sau khi biết kết quả giám định ADN tại trung tâm của bác sĩ Đái Duy. Trong 10 năm làm nghề, vị chuyên gia này đã xử lý hơn 30.000 xét nghiệm huyết thống.
Ông ước tính 1/4 giám định cho thấy hai cha con không cùng huyết thống. Và điều đáng nói là, nó tương ứng số lượng đàn ông tại Trung Quốc nuôi dưỡng đứa con không phải mình sinh ra. Điều đặc biệt không kém, nhiều bà mẹ không biết ai là cha đứa trẻ.
Ngày 12/5/2022, trước cửa trung tâm giám định của một bệnh viện ở Thượng Nhiêu (Giang Tây, Trung Quốc), một người đàn ông trung niên nhìn vào tờ kết quả trên tay, tức giận đến run rẩy. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy cả hai cô con gái đều không có máu mủ với anh, trong khi trước đó một đứa con gái khác cũng được xác định không phải là con ruột.
Điều này có nghĩa là anh đã bị phản bội hơn chục năm mà không hề hay biết.
Bác sĩ Đái Duy
Năm 2007, ở tuổi 30, Trần đã làm quen với Du và tiến tới hôn nhân. Năm 2009, Du sinh cho Trần một đứa con gái. Nhà có thêm miệng ăn, Trần phải làm việc cật lực hơn để nuôi cả gia đình.
Trần lên thành phố làm việc, mấy tháng với về một lần để tiết kiệm chi phí, thậm chí có năm chỉ về đúng dịp Tết. Cứ như vậy, hai vợ chồng tiếp tục có thêm hai đứa con gái.
16 năm trôi qua, cuộc sống ở quê nhà ngày càng tốt hơn, Trần cũng mua điện thoại thông minh cho vợ, nói rằng sau này có thể gọi video cho đỡ nhớ con, nhớ nhà.
Tuy nhiên, ngay sau khi chuyển sang liên lạc bằng điện thoại thông minh, Trần phát hiện rằng vợ ngày càng trở nên bất thường. Nhiều lần đang nói chuyện điện thoại thì đột ngột cúp ngang, hoặc lúc nào cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn, giống như chỉ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc gọi.
Thay vì suy đoán lung tung, không bằng tìm chứng một phen, nếu không có trong lòng cũng được tháo gỡ khúc mắc. Nói là làm, tháng 3/2022, Trần âm thầm về quê và định vị điện thoại di động của vợ thì bất ngờ khi nó xác định tại một khách sạn. Rình ở bên ngoài đến sáng hôm sau thì Trần bắt quả tang vợ tay trong tay đi ra với người đàn ông khác.
Bị bắt quả tang, Du lật ván bài ngửa. Cô muốn ly hôn và yêu cầu anh tự nuôi đứa con gái thứ hai. Trần bắt đầu thắc mắc vì sao Du nhất định phải để lại con gái giữa cho mình. Anh nghĩ đến một đáp án đáng sợ: Chẳng lẽ con đầu và con út không phải của mình? Trần vội vàng đưa con gái út đến bệnh viện làm xét nghiệm ADN. Quả nhiên, con gái út không phải con ruột của Trần.
Trần cảm thấy trời đất như sụp đổ trước mắt, đồng thời anh cũng hoài nghi hai đứa con còn lại. Đó cũng là lý do anh dẫn chúng đến bệnh viện làm xét nghiệm với mình lần nữa. Kết quả rõ ràng, ba đứa con đều không có chung dòng máu với Trần.
Trần cảm thấy trời đất như sụp đổ vì cả 3 con gái đều không chung huyết thống với anh.
"16 năm qua, tôi thì bôn ba ở ngoài kiếm tiền nuôi vợ nuôi con, còn cô ta ở nhà chỉ biết vui vẻ cùng những người đàn ông khác. Tôi chỉ giận bản thân vì mình đã không hề hay biết suốt chừng ấy năm", Trần ngậm ngùi.
Tại Trung Quốc, nhiều đàn ông đã đòi được bồi thường tổn thất tinh thần sau khi biết vợ lừa dối, khiến họ nuôi con người khác.
Cuối năm 2018, tòa án Chung Minh, Thượng Hải, xử lý vụ việc anh chồng họ Shen đòi vợ phải bồi thường 100.000 tệ (345 triệu đồng) cho 7 năm nuôi con hờ.
Ra tòa, người vợ đồng ý ly hôn nhưng không muốn xét nghiệm ADN, khăng khăng đó là con chồng và cũng không đồng ý bồi thường. Sau đó, anh Shen cung cấp được các chứng cứ anh không cùng phòng với vợ trong quá trình cô thụ thai. Tòa án đã đồng ý cho họ ly hôn và người vợ buộc phải bồi thường.
Một người đàn ông khác phát hiện vợ mình có dấu hiệu ngoại tình, đã đem con gái 2 tuổi đi xét nghiệm ADN. Khi biết không phải con mình, anh đã kiện vụ việc lên toà án quận Du Thuỷ (Tân Dư, Giang Tây). Toà phán quyết anh được bồi thường 43.200 tệ (148 triệu đồng).