Startup mở tour du lịch trên bầu khí quyển với mức giá 125.000 USD trong 6 tiếng đồng hồ

Du ngoạn trên bầu khí quyển sử dụng một quả bóng khổng lồ để đưa một buồng quan sát chứa 9 người lên 3.048 m trên không trung.

Toàn bộ chuyến đi sẽ kéo dài khoảng 6 giờ và có thể tốn 125.000 USD. Các chuyến bay thử nghiệm không người lái sẽ được thiết lập vào năm 2021 và dự kiến đi vào hoạt động thương mại vào năm 2024.

Loại hình khởi nghiệp mới này sẽ đưa khách du lịch lên một tầm cao mới bằng cách cho họ lên 3.000 m ở tầng bình lưu bên trong một buồng quan sát điều áp gắn vào một quả bóng khổng lồ. Space Perspective tuần qua đã công bố về sự phát triển của "Tàu vũ trụ" chứa 9 người và một quán bar nhỏ với cửa sổ lớn để quan sát bầu trời.

Chuyến du ngoạn sẽ kéo theo 2 giờ bay lên bầu khí quyển, sau đó sẽ ở trạng thái bay lơ lửng trên Đại Tây Dương thêm 2 giờ nữa. Các chuyến bay thử nghiệm không người lái được thiết lập để bắt đầu vào đầu hoạt động vào năm 2021 và hãng khởi nghiệp hy vọng sẽ bán vé bắt đầu từ năm 2024, chúng có thể có giá khoảng 125.000 USD.

Một startup mới sẽ đưa khách du lịch lên 3.000 m ở tầng bình lưu.

Space Perspective là một startup mới được thành lập bởi Jane Poynter và Taber McCallum, những người trước đây đều là đồng sáng lập World View - một công ty triển khai các cảm biến đến tầng bình lưu gắn với bóng khí tượng để chụp ảnh không gian. Và họ đang sử dụng ý tưởng này để đưa con người đến rìa vũ trụ.

"Lần đầu tiên, chúng tôi có thể làm cho bạn tiếp cận được với không gian như những Người thám hiểm của chúng tôi một cách an toàn, thoải mái với các yêu cầu vật lý tối thiểu và đơn giản như lên máy bay.", trang web của Space Perspective giới thiệu.

Buồng quan sát điều áp có một môi trường "tay áo" (là một thuật ngữ được sử dụng trong thiết kế máy bay để mô tả nội thất của một chiếc máy bay không có áp lực bên trong, con người không cần mặc quần áo đặc biệt) và đi kèm với một quầy bar và nhà vệ sinh.

2 giờ bay trên bầu khí quyển, sau đó lơ lửng trên Đại Tây Dương thêm 2 giờ nữa.

Độ cao khoảng 3.000 m so với mặt đất cho phép khách du lịch chụp được cảnh quan tuyệt đẹp. Toàn bộ chuyến đi là 6 giờ với 2 giờ để đạt được độ cao cụ thể, 2 giờ trong khí quyển và sau đó là 2 giờ trở về Trái Đất. Công ty cho biết, chuyến du lịch này sẽ diễn ra ngay trước khi mặt trời mọc. 8 hành khách cộng với phi công sẽ lên con tàu được đặt tên "Hải Vương Tinh" và thắt dây an toàn trước khi được "đi lên bầu trời".

Buồng quan sát được gọi là tàu Hải Vương Tinh.

Công ty này có kế hoạch phóng những khinh khí cầu và buồng quan sát từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida, Mỹ. Buồng quan sát sau đó sẽ được thả xuống Đại Tây Dương và một con tàu sẽ ở gần đó sẽ tiếp nhận hành khách.

Poynter nói: "Chúng tôi cam kết thay đổi căn bản về cách mọi người tiếp cận không gian, thực hiện nghiên cứu rất cần thiết để mang lại lợi ích cho sự sống trên Trái Đất và ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn và kết nối với hành tinh của chúng ta. Hiện nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là xem Trái Đất là một hành tinh. Tàu vũ trụ này dành cho toàn nhân loại và sinh quyển toàn cầu của chúng ta".

Công ty Space Perspective có kế hoạch khởi động một chuyến bay thử nghiệm không người lái vào năm 2021, một cuộc thử nghiệm bao gồm phi hành đoàn vào năm 2023 và hy vọng sẽ hoạt động hoàn thiện dự án vào năm 2024 để chạy khoảng 500 chuyến mỗi năm vào cuối thập kỷ này.

Theo Daily Mail