Con tàu đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng của hành trình, đi vào lớp khí quyển của Trái đất sau khi vượt qua quãng đường 385.000km giữa Trái đất và Mặt trăng. Orion đáp xuống vùng biển Mexico thuộc Thái Bình Dương đầu giờ chiều qua (giờ địa phương).
Giai đoạn cuối cùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và nguy hiểm nhất của sứ mệnh.
Tàu Orion đáp xuống Thái Bình Dương ngày 11/12. (Ảnh: Reuters)
Sau khi tàu đáp xuống, Rob Navias - bình luận viên của NASA, đã thuyết trình màn tường thuật ngày 11/12, gọi bước quá trình tái nhập chuẩn như “sách giáo khoa”.
“Tôi thấy choáng ngợp. Hôm nay là ngày phi thường”, Giám đốc NASA Bill Nelson phát biểu.
Cáp-xun trải qua 6 giờ đồng hồ trên Thái Bình Dương, khi NASA thu thập thêm dữ liệu và thực hiện một số thử nghiệm trước khi đội cứu hộ di chuyển nó. Quá trình này bảo đảm phi thuyền Orion sẵn sàng đưa các phi hành gia lên vũ trụ.
So với tàu Apollo ra đời trong kỷ nguyên chạy đua vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô, tàu Artemis hướng đến khoa học hơn và có phạm vi lớn hơn, với sự tham gia của các đối tác thương mại như hãng SpaceX của Elon Musk và các cơ quan vũ trụ của châu Âu, Canada và Nhật Bản.
Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển lớn đối với NASA, đối hướng chương trình vũ trụ có mang theo con người ra khỏi quỹ đạo thấp của Trái đất sau nhiều thập kỷ tập trung vào các tàu con thoi và Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Theo CNN