Chúng ta đã học được nhiều điều về các nền văn hóa đã mất của thế giới cổ đại từ cách họ đối xử với những người sau khi chết. Hai nghìn năm trước, vào thời nhà Hán, các hoàng gia Trung Quốc cổ đại được chôn cất trong bộ áo giáp làm từ những mảnh ngọc bích chế tác thủ công.
Những mảnh ngọc bích được cắt gọt rất phức tạp và sau đó được gắn chặt với nhau bằng chỉ vàng và bạc. Và tất nhiên bộ áo giáp bằng ngọc bích này chỉ dành cho những cá nhân giàu có nhất và quan trọng nhất về mặt chính trị vào thời điểm đó.
Những bộ đồ tùy táng bằng ngọc bích này rất lớn, và chúng được làm từ nhiều tấm đá quý được xâu lại với nhau bằng bạc và vàng. Những bộ đồ chôn cất bằng ngọc bích này được làm một cách công phu với quan niệm rằng chúng có thể ngăn chặn sự phân hủy của các xác chết và để ngôi mộ của người đã khuất có thể tồn tại trong nhiều thế kỷ.
Ý nghĩa của ngọc bích đối với người Trung Quốc cổ đại
Ngọc bích (nephrite) có một vị trí nổi bật trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Đây là một loài đá quý được đánh giá cao về độ bền và sức mạnh ngay từ thời kỳ đồ đá mới (khoảng 3500-2000 TCN), khi đó nó được sử dụng làm công cụ và vũ khí.
Qua nhiều thế kỷ, loại đá quý này cũng ngày càng được yêu mến vì các đặc tính giả định của nó, điều này khiến cho ngọc bích được chế tác thành nhiều đồ vật nghi lễ và trang trí, cũng như đồ trang sức tinh xảo.
Người Trung Quốc cổ đại thời đó tin rằng ngọc bích có thể giữ cho cơ thể không bị thối rữa, và cơ thể con người sẽ tồn tại mãi mãi. Chính vì thế ngọc bích được sử dụng cho tang lễ, cũng như rất được coi trọng trong thời nhà Hán.
Vào thời nhà Hán nổi lên (từ năm 202 trước Công nguyên), các đồ vật bằng ngọc bích thường được tạo hình thành các họa tiết động vật và là đồ vật trang trí cho giới thượng lưu.
Do độ bền và chất lượng thẩm mỹ (đặc biệt là màu trong mờ), ngọc bích trở thành biểu tượng của sự thuần khiết, liêm chính và bất tử. Đối với người Hán cổ đại, sau khi chết đi, phần linh hồn sẽ du hành sang thế giới bên kia. Và phần còn lại, thể xác, sẽ được đặt trong ngôi mộ. Ngường Trung Quốc cổ đại tin rằng ngọc bích có thể giữ cho cơ thể không bị thối rữa, và cơ thể con người sẽ tồn tại mãi mãi. Chính vì thế ngọc bích được sử dụng cho tang lễ, cũng như rất được coi trọng trong thời nhà Hán.
Bộ giáp cho thấy độ tinh xảo bậc nhất của kĩ thuật thời Hán, đương nhiên, nó chỉ có thể được mặc bởi các hoàng đế và quý tộc, cũng là một biểu tượng thể hiện sự xa hoa, quyền quý. Các bộ giáp này chủ yếu bao gồm những mảnh từ vàng và ngọc bích. Không chỉ có một bộ mà còn có các bộ khác nhau được phân chia tùy theo địa vị của mặc.
Áo giáp ngọc bích
Áo giáp ngọc bích đã được biết đến từ rất lâu. Chúng lần đầu tiên được ghi lại trong văn học Trung Quốc vào khoảng năm 320 sau Công nguyên.
Sau đó, vào năm 1968, người ta đã phát hiện ra hai bộ áo giáp ngọc bích hoàn chỉnh được làm từ hàng nghìn tấm ngọc bích rắn nhỏ được gắn chặt với nhau bằng dây vàng.
Những bộ áo giáp này được phát hiện trong lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng (con thứ 9 của Hán Cảnh Đế Lưu Khải - vua một nước chư hầu thời nhà Hán) và vợ ông ta. Và đây cũng được coi là một trong những khám phá khảo cổ học quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Cho đến nay, hơn 20 bộ áo giáp kiểu này đã được phát hiện, trong đó được cho là tinh xảo và có niên đại lâu nhất là hai bộ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng (con thứ 9 của Hán Cảnh Đế Lưu Khải - vua một nước chư hầu thời nhà Hán) và vợ ông ta. Quá trình chế tác những bộ áo giáp như này rất rắc rối, tốn thời gian lẫn tiền bạc. Chính vì sự quý giá của bộ áo giáp này, nó đã rơi vào tầm ngắm của những kẻ trộm mộ.
Kể từ những khám phá đầu tiên này, khoảng 20 bộ áp giáp ngọc bích khác cũng đã được khai quật, và điều này cho thấy chúng thực sự khá phổ biến trong giới quý tộc thời nhà Hán.
Theo Hậu Hán thư, loại chỉ được sử dụng trong trang phục tùy thuộc vào địa vị của người đó. Không phải ai cũng được phép dùng áo giáp ngọc bích có chỉ vàng.
Thông thường, áo giáp ngọc bích có chỉ vàng sẽ được sử dụng bởi các hoàng đế, trong khi các hoàng tử, công chúa, công tước và hầu tước thì chỉ được sử dụng chỉ bạc. Con trai và con gái của những quý tộc này sẽ được dùng chỉ được làm từ sợi đồng. Ngoài ra những người không thuộc tầng lớp vương tôn quý tộc sẽ bị cấm sử dụng những bộ áo giáp ngọc bích để mai táng.
Ngày nay, những bộ áo giáp ngọc bích được trưng bày trong nhiều bảo tàng khác nhau tại Trung Quốc, như Bảo tàng Hà Nam, Bảo tàng Hà Bắc, Bảo tàng thành phố Lâm Nghi và Bảo tàng Từ Châu. Không rõ ai là người có ý tưởng chế tác đầu tiên, nhưng dù sao thì đây cũng là một trong những tài sản vô giá của Trung Quốc về mặt lịch sử văn hóa.
Tục lệ này dường như đã kết thúc dưới triều đại của vị hoàng đế đầu tiên của nước Ngụy, trong thời kỳ Tam Quốc (200-280 CN). Bởi người ta sợ rằng những món đồ xa xỉ và quý giá như vậy sẽ thu hút những kẻ trộm mộ - mỗi bộ áo giáp ngọc bích sẽ có khoảng hai nghìn miếng ngọc bích và một lượng lớn chỉ vàng có giá trị, thậm chí còn bao gồm cả những chiếc đinh bằng vàng nguyên khối.