Tại sao siêu phẩm manga "Hoozuki no Reitetsu" không thành công ở Việt Nam?

Châm biếm bản chất của xã hội hiện đại Nhật Bản

Được coi là một siêu phẩm ở Nhật nhưng manga "Hoozuki no Reitetsu" (Lãnh quỷ Hozuki) lại không mấy thành công ở Việt Nam, nguyên nhân do đâu?

Manga "Lãnh quỷ Hozuki" (tựa Nhật: "Hoozuki no Reitetsu", tựa Anh: "Hozuki's Coolheadedness") là một tác phẩm cực kỳ ăn khách ở Nhật, thậm chí cán mốc hơn 14 triệu bản và đã được chuyển thể thành anime cùng tên. Năm ngoái, họa sĩ Eguchi Natsumi còn phát hành artbook ở phiên bản cao cấp dành cho fan cứng sưu tầm.

Hoozuki no Reitetsu không thành công ở Việt Nam

Thế nhưng manga "Lãnh quỷ Hozuki" lại không tìm được tiếng nói chung với độc giả đại trà Việt Nam, khiến cho số bản in chỉ đạt dưới 1.500 bản, không tương xứng với danh tiếng vốn có. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của manga này ở thị trường Việt Nam bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản, đa tầng, đa nghĩa và "chơi chữ" nhiều khiến cho người đọc dễ nản chí, bỏ cuộc vì khó nắm được cốt truyện. Ngược lại, với những ai yêu thích thần thoại phương Đông và kho tàng truyện ma dân gian Nhật Bản thì manga này sẽ chạm tới cảm xúc của họ, càng đọc càng thích.

Hoozuki no Reitetsu không thành công ở Việt Nam

Hoozuki no Reitetsu không thành công ở Việt Nam
Bìa "Lãnh quỷ Hozuki". (Ảnh: NXB Trẻ)

MỤC LỤC [Hiện]

Trong manga "Lãnh quỷ Hozuki", tác giả có nhắc đến thực trạng ăn cắp vặt ở các tiệm sách, combini và siêu thị khiến cho nhân viên hết sức đau đầu. Kẻ cắp thường là những người có tật “táy máy” đồ của người khác, mắc bệnh tâm lý, stress trong công việc hoặc muốn thể hiện bản thân. Ở Nhật, các cửa hàng buôn bán chỉ gắn máy quay, dựa trên ý thức tự giác của khách hàng chứ nhân viên không đi theo để kiểm tra được. Do đó, việc mất mát đồ nhiều, gây thiệt hại cho cửa hàng sẽ khiến nhóm làm ca đó bị khiển trách, bị trừ lương. Tác giả từng là nhân viên bán hàng, chịu không ít ấm ức với những sự việc như vậy.

Ngoài ra, tác giả còn lên án sự lãng phí thức ăn của người Nhật Bản trong thời đại mới. Ở Nhật Bản, cuộc sống quá bận rộn nên con cháu không thể cúng đủ 49 ngày cho người quá cố, dẫn đến việc cúng giỗ kiểu mì ăn liền, mua thừa đồ ăn đắt tiền (sushi) và phải đổ đi. Đó thực sự là vấn nạn lãng phí tiền bạc lẫn lương thực...

Hoozuki no Reitetsu không thành công ở Việt Nam
Bìa "Hoozuki no Reitetsu" tại Nhật Bản. (Ảnh: Mangadex)

Nếu bạn đọc thêm các mẩu truyện ngắn khác, sẽ thấy góc khuất của xã hội Nhật Bản được phô bày như các nhân viên công sở làm việc quá sức, bị sếp đe dọa; cuộc sống thực dụng của giới trẻ, tội phạm gia tăng... Người ta nói "bần cùng sinh đạo tặc" ở những nước nghèo, đang phát triển nhưng ở Nhật, nơi xã hội phát triển, đời sống vật chất đầy đủ thì trái tim con người dường như còn tăm tối, méo mó hơn.

Tác giả dùng nét vẽ tả thực, tái hiện lại dòng tranh cổ của Nhật Bản qua những bức tranh đẹp lộng lẫy của "Lãnh quỷ Hozuki". Bên cạnh đó, manga còn quảng bá khéo léo về các địa điểm tham quan, di tích nổi tiếng liên quan đến những câu chuyên thần thoại như sự tích "Nữ thần Mặt Trời", hai người con gái của thần núi, vị thần bảo hộ cho loài cáo...

Hoozuki no Reitetsu không thành công ở Việt Nam
Tạo hình anime "Hoozuki no Reitetsu". (Ảnh: Ham Truyện Tranh)

Ở Việt Nam, sách về thần thoại Nhật Bản không được xuất bản nhiều bằng thần thoại Hy Lạp và Bắc Âu, thông tin về các vị thần khi Cổ Ký Sự không phổ biến trên phim ảnh lẫn báo chí nên độc giả đại trà sẽ khó tiếp cận, nắm bắt. NXB Trẻ cũng đã cung cấp bảng chú thích ở đằng sau mỗi tập truyện nhưng có vẻ vì nhiều chữ quá nên người đọc càng ngại theo dõi.

Nguồn: Từ Lãng (group Maybe You Can't Stop Reading It)

Top 10 manga và anime hay nhất được cộng đồng mạng chấm điểm

"Berserk" (Beruseruku) của Kentaro Miura có bối cảnh giả tưởng Berserk là một thế giới kỳ ảo đen tối lấy cảm hứng từ châu Âu thời Trung Cổ. Cốt truyện chủ yếu xoay quanh Kiếm Sĩ Đen Guts - người từng là lính đánh thuê đơn độc và Griffith - thủ lĩnh nhóm lính đánh thuê Quân đoàn Chim ưng... Xem thêm tại đây!