Tay trắng xây dựng đế chế tỉ đô la, cuối cùng Forever 21 vẫn phá sản vì lí do này

Forever 21 vừa thông báo đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và sẽ đóng một số trong chuỗi hơn 800 cửa hàng. 

Forever 21, thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, giúp định hình xu hướng "fast-fashion*" (tạm dịch: thời trang ăn liền) đã đệ đơn phá sản trong sự ngỡ ngàng của giới mộ điệu. Hiểu đơn giản, hãng thành công nhờ đánh vào tâm lý của người tiêu dùng thích diện những món đồ xuất hiện trên sàn catwalk, nhưng lại không muốn phải bỏ ra quá nhiều tiền. Những món đồ của hãng luôn đổi mới liên tục và na ná sản phẩm của các BST lớn với mức giá cực kỳ phải chăng.

Vợ chồng nhà sáng lập Forever 21 Do Won Chang và Jin Sook.

Ông Do Won Chang cùng hai con gái.

Forever 21 đã gửi thư tới đông đảo khách hàng vào hôm Chủ nhật để thông báo: Forever 21 Inc. đã tự nguyện nộp đơn xin phá sản. Cụ thể, Forever 21 sẽ đóng cửa trên 170 cửa hàng với mục đích "tái cấu trúc". Tuy nhiên, nhà bán lẻ có trụ sở tại California khẳng định việc đệ đơn phá sản không có nghĩa là họ sẽ rời bỏ thị trường Mỹ. "Trái lại, đệ đơn xin bảo hộ phá sản là một bước đi có chủ ý và đúng đắn cho tương lai của công ty..."

Vì vậy, Forever 21 đã lên kế hoạch đóng cửa 178 cửa hàng ở Mỹ trên tổng số 350 chi nhánh toàn cầu. Tuy nhiên, Forever 21 vẫn sẽ tiếp tục vận hành website bán lẻ và hàng trăm cửa hàng nhỏ lẻ khác trên khắp nước Mỹ.

Thời gian qua, Forever 21 đầu tư quá nhiều vào hệ thống cửa hàng tốn kém trên toàn cầu và không kịp thích ứng với xu thế mua sắm online. Trong khi đó, sự ra đời của các nền tảng thương mại điện tử giúp việc mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến hơn, làm suy giảm lượng khách hàng tới trung tâm mua sắm truyền thống. Doanh số bán hàng sụt giảm nhưng chi phí thuê mặt bằng ở trung tâm thương mại đắt đỏ khiến hãng rơi vào bế tắc.

Theo CNBC, Forever 21 đã nhận được 275 triệu USD từ JPMorgan Chase và 75 triệu USD từ TPG Sixth Street Partners để duy trì hoạt động trong thời gian xin bảo hộ phá sản. Và khoogn chỉ riêng Forever 21, mà rất nhiều hãng thời trang khác cũng đang đứng trước nguy cơ lâm vào hoàn cảnh tương tự, guyên nhân là vòng đời các xu hướng thời trang ngắn lại, và người trẻ chuyển từ mua sắm tại trung tâm thương mại sang mua hàng online.

Trên thực tế, thông tin Forever 21 đứng trước nguy cơ phá sản đã rộ lên từ 1 năm trước, khi công ty này thuê một nhóm các nhà tư vấn tài chính để tìm hướng tái cấu trúc thương hiệu. Forever 21 hiện có hơn 800 cửa hàng tại Mỹ, châu Âu, châu Á và khu vực Mỹ-Latinh. Dù không công khai doanh số, các nhà kinh tế ước tính thương hiệu với 30.000 nhân viên này có thể mang lại 3 tỷ USD hàng năm. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy họ đã vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc và Anh.