Theo thông tin của Tòa án nhân dân quận Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc, anh Vương (40 tuổi) là kỹ sư cấp cao. Anh Vương gia nhập một công ty công nghệ vào tháng 5/2021 với tư cách là giám đốc kỹ thuật của nhóm với mức lương hơn 60.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng 210 triệu đồng). Trong quá trình làm việc, ngày nào anh Vương cũng đến công ty, thời gian làm việc trên 8 tiếng.
Cuối năm 2022, công ty yêu cầu chấm dứt hợp đồng với anh Vương. Khi hai bên không thương lượng được khoản bồi thường thôi việc, anh Vương bất ngờ nhận được "thông báo chấm dứt hợp đồng lao động" với lý do: Đã đến muộn 98 lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 - tháng 11/2022, vi phạm kỷ luật công ty.
Tức giận, anh Vương đệ đơn ra tòa và công đoàn lao động địa phương, yêu cầu công ty bồi thường, tiền lương nghỉ phép đặc biệt không được hưởng và tiền làm thêm giờ.
Ảnh minh họa.
Phía công ty khẳng định "Biện pháp quản lý chấm công" quy định giờ làm việc từ 8h30 sáng đến 5h30 chiều. Nếu đi muộn hơn 60 lần trong vòng một năm, nhân viên sẽ bị hủy thưởng cuối năm hoặc bị sa thải. Tuy nhiên, giờ làm việc thực tế của công ty là từ 9h sáng đến 6h chiều. Công ty không có nghĩa vụ và kinh nghiệm thông báo cho nhân viên những hành vi vi phạm nhưng điều này không có nghĩa là công ty từ bỏ quyền trừng phạt nhân viên, hành vi của Vương Nam đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật công ty, phải bị trừng phạt.
Về vấn đề này, anh Vương cho biết, anh đã đến công ty làm việc hằng ngày kể từ khi bắt đầu làm việc. Hợp đồng giữa hai bên quy định giờ làm việc tiêu chuẩn nhưng không có thời gian đi lại cụ thể. Anh cũng không bao giờ nhận thông báo về việc đi muộn của mình, cũng không bị trừ lương. Ngoài ra, với tư cách là trưởng nhóm, anh nhận thấy các nhân viên khác cũng không bị trừ lương hoặc chấm dứt lương do đi trễ.
Tòa án sau khi xem xét đã nhận định, công ty không cung cấp được bằng chứng cho thấy anh Vương đã được thông báo rõ ràng về giờ làm việc. Hơn nữa, công ty có trách nhiệm quản lý nhưng chưa bao giờ hoàn thành nghĩa vụ thông báo cho Vương khi anh đến muộn hơn 9 giờ sáng.
Ngoài ra, do tính chất và đặc thù công việc, tình trạng đi làm của anh Vương rõ ràng không nhất quán, không thể theo đúng hệ thống giờ làm việc tiêu chuẩn. Việc công ty sa thải anh Vương với lý do đi muộn 98 lần không có cơ sở pháp lý, nói cách khác là bất hợp pháp.
Cuối cùng, công ty được lệnh phải trả cho anh Vương 166.512 nhân dân tệ (khoảng 584 triệu đồng) tiền bồi thường và 15.179,3 nhân dân tệ (khoảng hơn 53 triệu đồng) tiền lương nghỉ phép đặc biệt chưa được trả. Công ty không hài lòng với bản án sơ thẩm nên kháng cáo, tuy nhiên phán quyết của phiên phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm, công ty phải bồi thường cho anh Vương.