Trung Quốc rộ lên 3 ngành nghề không lo thất nghiệp giữa làn sóng sa thải: Vốn không cần bỏ nhiều nhưng doanh thu cao khỏi bàn

Có công việc chỉ cần ngồi trước màn hình cũng có thể kiếm hàng chục triệu NDT mỗi năm.

Mặc dù Thung lũng Silicon đã có nhiều đợt sa thải suốt những năm qua, nhưng làn sóng sa thải mới nhất dường như đang ảnh hưởng đến mọi nhân viên trong ngành, từ các kỹ sư cho đến lập trình viên, những người vốn có công việc tương đối ổn định.

Mark Zuckerberg cho biết việc sa thải sẽ được thực hiện trên quy mô toàn công ty. Mark cũng lưu ý rằng một số bộ phận, chẳng hạn như tuyển dụng, sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những nhóm khác.

Trong hai năm qua, làn sóng sa thải ảnh hưởng đến rất nhiều người lao động. Đánh giá từ Báo cáo Hurun (Trung Quốc) vừa công bố, tài sản của nhiều người giàu hàng đầu quốc gia này có nhiều biến động.

Các ông lớn Internet và bất động sản truyền thống bị giảm vị thế trong khi các ông trùm sản xuất đã bắt đầu phát huy sức mạnh của mình. Những thay đổi trong bảng xếp hạng của người giàu cũng thể hiện những thay đổi trong chu kỳ ngành ở một mức độ nhất định.

Trong bối cảnh hiện tại, việc được làm công việc ổn định, có mức thu nhập cao là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Tại Trung Quốc, có 3 công việc không những khát nhân lực mà còn hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận triển vọng.

1. Livestream bán hàng

Kể từ khi mạng xã hội bùng nổ các video ngắn, ngành công nghiệp này đã tạo ra nhiều huyền thoại về việc làm giàu nhanh chóng. Thậm chí có những người sẵn sàng từ bỏ công việc ổn định đang làm từ trước đến nay để theo đuổi công việc phát sóng trực tiếp.

Trung Quốc rộ lên 3 ngành nghề không lo thất nghiệp giữa làn sóng sa thải: Vốn không cần bỏ nhiều nhưng doanh thu cao khỏi bàn - Ảnh 1.

Nghề livestream phát triển sau đại dịch. Ảnh: Sohu

Livestream bán hàng là một mô hình kinh doanh trực tuyến trong đó các nhà bán lẻ, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hoặc người nổi tiếng bán sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua các dịch vụ phát video trực tuyến - nơi người thuyết trình trình bày, thảo luận về sản phẩm và trả lời những câu hỏi của khán giả có mặt đặt ra.

Hiện tượng bán hàng trực tuyến theo thời gian thực - còn được gọi là "thương mại trực tiếp" hoặc "thương mại điện tử phát trực tiếp" (livestream e-commerce) - đã bùng nổ ở Trung Quốc sau khi đại dịch coronavirus bùng phát vào năm ngoái và đang phát triển ở các quốc gia khác.

Một số blogger Trung Quốc có hàng chục hoặc hàng triệu người hâm mộ tiết lộ có thể dễ dàng kiếm được hàng chục triệu NDT mỗi năm. Ngay cả những blogger có hàng chục nghìn người hâm mộ cũng có thể dễ dàng kiếm được hàng trăm nghìn NDT.

Tuy nhiên, các blogger cần đảm nhiệm được nhiều vị trí từ lên nội dung, hình ảnh, chỉnh sửa…

Mặc dù vị trí người phát sóng trực tiếp yêu cầu một số kỹ năng nhất định, nhưng yếu tố cốt lõi cho sự thành công nằm ở mạnh dạn và kiên trì.

Nhìn chung, phát sóng trực tiếp là công việc mọi người có thể thử sức vì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, bạn đã có thể bắt đầu.

2. Gia công khăn giấy

Phần lớn mọi người khi nhắc đến món đồ cần thiết trong cuộc sống sẽ nghĩ đến thực phẩm hoặc khẩu trang. Tuy nhiên trên thực tế, giấy vệ sinh mới là sản phẩm thiết yếu.

Trong đời sống hằng ngày, khăn giấy và giấy vệ sinh là những vật dụng không thể thiếu trong gia đình. Bạn thử tưởng tượng xem nếu không có giấy ở nhà thì chuyện gì sẽ xảy ra? Hơn nữa, lượng tiêu thụ khăn giấy của người tiêu dùng rất lớn. Một gia đình bình thường nếu mua hai chiếc khăn giấy lớn cũng không đủ dùng trong một tháng. Điều này cho thấy thị trường khăn giấy rất ổn định.

Hiện ngưỡng đầu tư cho ngành khăn giấy ở Trung Quốc thấp, chỉ cần mua 2 máy chuyên sản xuất khăn giấy là đã có thể bắt tay vào kinh doanh.

Thứ hai, đối tượng khách hàng của khăn giấy về cơ bản được chia thành hai nhóm: Chỉ mua khăn giấy có thương hiệu và ưu tiên chi phí cũng như giá trị sử dụng. Vì vậy, có thể nói, tiềm năng của ngành này cực kỳ lớn.

Trung Quốc rộ lên 3 ngành nghề không lo thất nghiệp giữa làn sóng sa thải: Vốn không cần bỏ nhiều nhưng doanh thu cao khỏi bàn - Ảnh 2.

Khăn giấy có thị trường tiềm năng. Ảnh: Zhihu

3. Cung cấp rau sạch

Trong quan niệm của số đông, nghề bán rau không mang lại nhiều lợi nhuận. Thứ nhất, rau không thể để lâu, chỉ có thể bán trong ngày. Thứ hai, giá rau thấp, lợi nhuận không thể cao.

Do đó, mở cửa hàng rau hay cung cấp rau cho siêu thị là nghề kiếm tiền khó. Nhưng với sự xuất hiện của dịch bệnh vừa qua, có thể thấy nhiều thương gia buôn rau đã giàu lên nhanh chóng.

Cách đây không lâu, một nhóm bạn ở Trung Quốc đã trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội: Người bán rau tuyên bố rằng anh ta kiếm được hơn 400.000 NDT mỗi tháng. Có nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện này, một số người cho rằng đó là sự thật trong khi có người khẳng định đó là tin đồn thất thiệt.

Không thể phủ nhận, trong thời gian phong tỏa vì dịch bệnh, mọi người không thể mua sắm trực tuyến hoặc mua hàng theo nhóm và chỉ có thể đặt rau từ các nhóm trên mạng xã hội.

Cuối năm 2021, tờ Global Times đã khảo sát một chợ rau ở Thượng Hải và thấy rằng giá bán lẻ của một số loại rau đã tăng lên 20 nhân dân tệ/kg, ngang bằng với giá thịt heo. Sau khi xem bảng giá, không ít người tiêu dùng đã rời khỏi chợ mà không mua bất kỳ loại rau nào.