Sinh trưởng trong một gia đình chịu ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, nên từ nhỏ Bích Huệ được giáo dục có phần nghiêm khắc. Cựu học sinh chuyên Pháp trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc cho biết: “Ở quê hương của mình, tư tưởng con gái không cần học nhiều vẫn còn tồn tại ở rất nhiều gia đình. Có những cha mẹ, dù con gái đỗ vào trường danh tiếng nhưng dùng mọi cách để ép ở nhà, tuân theo lịch trình bố mẹ mong muốn, đi học nghề, lấy chồng sinh con. Vì vậy, mình luôn mong mỏi chứng minh giá trị của người phụ nữ trong xã hội mới và đẩy lùi bất bình đẳng giới.
Bích Huệ nhận bằng tốt nghiệp xuất sắc từ Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương.
Trước đây, bố mẹ mình cũng như vậy, nhưng khi nhìn thấy sự tiềm năng trong học tập, bố mẹ đã cởi mở hơn về vấn đề này, không còn cản trở mà ngược lại, luôn ủng hộ mọi quyết định của con gái. Chính nhờ sự dịch chuyển ấy, mình đã được gặp những con người có lối tư duy cởi mở hơn, từ đó góp phần thay đổi tư duy của bố mẹ và gia đình, thay đổi cuộc đời chính bản thân và những đứa em của mình nữa. Cũng là minh chứng cho câu nói: Học tập có thể thay đổi cuộc đời của con người, hãy tiếp tục khám phá khi có cơ hội.”
"Học tập có thể thay đổi cuộc đời của con người, hãy tiếp tục khám phá khi có cơ hội."
Nguyện vọng của Bích Huệ là được rèn luyện trong môi trường đa quốc gia, nơi có sự năng động và kiến thức sâu rộng về kinh doanh, ở đó có thể học hỏi, nhằm phục vụ cho start up nho nhỏ vào thời điểm thích hợp trong tương lai. Chọn ngành học Kinh doanh quốc tế cũng như hoạt động trong các CLB sinh viên cũng là cách để cô mở rộng networking, được tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn từ các anh chị trong ngành. Vì vậy xác lập mục tiêu và cam kết thực hiện nó đã trở thành thành công nhỏ đầu tiên trong sự nghiệp học vấn của cô gái.
“Khi vào trường ĐH Ngoại thương mục tiêu của mình chính là tốt nghiệp Xuất sắc và trở thành leader của CLB sinh viên. Điều khó khăn nhất học tại đại học chính là sự tự giác học tập, đặc biệt là với một ngôi trường năng động, yêu cầu cao và đòi hỏi chủ động rất lớn như Ngoại thương, kiến thức dường như là không biên giới. Vì thế, trước mỗi kì học, mình luôn phải tìm hiểu chương trình học của các môn, thời gian thi (dự kiến), agenda của môn (được cung cấp trong chi tiết môn học của Khoa/Viện) và đọc trước giáo trình để tránh tình trạng quá tải khi các môn học có lịch gần nhau. Mình luôn có 1 bản kế hoạch học tập cho từng kì học, bao gồm các môn học dự kiến, thời gian học, thời gian thi cuối môn (dự kiến), tổng hợp các tài liệu, giáo trình liên quan, từ đó mình sẽ tìm hiểu trước nội dung giáo trình, chỗ nào chưa rõ sẽ chủ động trao đổi với giảng viên. Một điều cần lưu ý đó là phải tôn trọng timeline ôn tập đề ra cho môn học, tránh tình trạng ôn thi cuối môn trong 1 đêm. Việc tổng hợp, ôn tập theo các dạng đề thi của môn từ các khóa trước, theo nội dung ôn tập giảng viên đưa ra cũng là một cách giúp sinh viên đạt được kết quả học tập cao nhất.
Thêm vào đó, việc tham gia CLB cũng đòi hỏi mình phải cân bằng chất lượng học tập và hoạt động, có những đêm mình họp teamwork môn học rồi lại hối hả hoàn thiện công việc còn lại của CLB 6 tiếng liền tù tì, dù mệt nhưng mình cũng thầm cảm ơn bản thân đã nỗ lực đến vậy cho thành quả ngày hôm nay” – Bích Huệ bộc bạch.
Bích Huệ và cộng sự tham gia toạ đàm cùng trường đại học Thái Nguyên, nhằm gắn kết các CLB trong Mạng lưới CLB Logistics sinh viên Việt Nam.
Trên “hành trình vạn dặm bắt đầu bằng 1 bước chân” Bích Huệ đang dần nâng cấp những trải nghiệm và tiếp tục cầu tiến hơn nữa ở bản thân. Là một cô gái không ngại dịch chuyển, chỉ cần miền đất ấy có điều mà bản thân khao khát muốn được học hỏi, có hình ảnh của chính mình muốn trưởng thành thì Bích Huệ luôn sẵn sàng dấn thân.
Những kết quả Bích Huệ đạt được: · Cựu học sinh chuyên Pháp K20 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc · Trưởng Ban Đối ngoại CLB Kinh doanh quốc tế - IBC FTU nhiệm kì 2020-2021 · Phó Chủ nhiệm đầu tiên của Mạng lưới CLB Logistics sinh viên Việt Nam (LCN), một tổ chức quy tụ các CLB về Logistics trên cả nước (hơn 36 CLB), nhiệm kì 2021-2022 · Học bổng khuyến khích học tập Đại học Ngoại thương (4 kì) · Tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại thương loại Xuất sắc, GPA 3.79/4.0 |