Hi sinh tất cả cho con trai
Anh Phan là một công nhân bình thường đến từ Trùng Khánh, Trung Quốc. Năm 1998, qua sự giới thiệu của đồng nghiệp, anh quen biết và kết hôn với chị Trần. Sau khoảng 1 năm về chung sống, chị vợ mang thai. Tất nhiên, khi nhận được tin này, gia đình anh chị vô cùng háo hức.
Tuy nhiên, sau khi con trai chào đời, chị Trần bắt đầu thay đổi tính nết và thường xuyên cáu gắt vô cớ . Trong những cuộc cãi vã như vậy, anh Phan thường chọn cách im lặng. Sau một thời gian dài không thể tìm được tiếng nói chung, 2 người quyết định ly hôn.
Theo đó, chị Trần mong muốn bắt đầu cuộc sống mới, để con trai lại cho anh Phan nuôi và không cam kết trách nhiệm chi trả bất kỳ khoản nào. Là một người cha thương yêu con hết mực, anh đồng ý với quyết định này.
Để có đủ tiền nuôi con, anh Phan làm thêm nhiều việc khác nhau và thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm. Dẫu mệt mỏi song anh luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của con. Dù vậy, chị Trần vẫn thường xuyên gây khó dễ. Vì thế, hai người không ít lần tranh cãi về cách nuôi dạy con.
Sự thật về người con trai
Năm 2015, trong một lần cãi vã về việc học của cậu con trai 16 tuổi, chị Trần buột miệng nói: "Anh nhu nhược thế này, thằng bé không thể nào là con anh được". Câu nói này làm anh Phan ngỡ ngàng. Anh gặng hỏi nhưng chị Trần ấp úng cho qua chuyện.
Tuy nhiên, anh Phan vẫn ghi nhớ trong lòng và âm thầm đi làm xét nghiệm ADN. Kết quả đúng như lời chị Trần nói, cậu con trai không phải con ruột của anh.

Ảnh minh hoạ
Anh Phan từng nghĩ đến việc sẽ tiết lộ cho con trai chuyện này. Song vì tình cảm bao năm gắn bó và lo sợ ảnh hưởng đến kỳ thi đại học của con, anh đã nhẫn nại. Anh tiếp tục chu cấp cho cậu con trai học hết những năm tháng đại học.
Không ngờ, sau khi tốt nghiệp, anh con trai cắt đứt liên lạc với anh Phan. Anh gọi điện nhưng không có người nhấc máy, nhắn tin cũng không nhận được hồi âm. Tìm đủ mọi cách để liên lạc với con trai song anh không nhận được bất kỳ thông tin nào.
Thương nhớ và lo âu cho cậu con trai khiến sức khoẻ của anh Phan ngày một suy yếu rồi đổ bệnh. Anh được bác sĩ chẩn đoán bị suy thận. Bác sĩ nói nếu bệnh nhân không chạy thận sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Nghĩ đến việc đã hết mình chăm lo cho người con không cùng huyết thống, nhưng giờ đây, anh lại phải đối diện với căn bệnh này một mình, không có người thăm nom. Anh Phan quyết định kiện chị Trần ra tòa, yêu cầu vợ cũ hoàn trả chi phí nuôi dưỡng, học phí của cậu con trai. Bởi người con này hoàn toàn không phải con của anh.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự Trung Quốc, trong những trường hợp sau, bên vô tội gây ra ly hôn có quyền yêu cầu thiệt hại tổn hại: (1) Ngoại tình; (2) Sống chung như vợ chồng với người khác; (3) Bạo hành gia đình; (4) Ngược đãi, bỏ rơi thành viên gia đình; (5) Có nhiều lỗi nghiêm trọng khác. Hành vi của chị Trần không cấu hình thành "lỗi nghiêm trọng" mà còn liên quan đến "che giấu" và "lừa dối" đối phương. Việc chị Trần ngoại tình trong hôn nhân thuộc trường hợp "sống chung như vợ chồng với người khác". Trong trường hợp này, anh Phan là người vô tội. Anh vừa có quyền yêu cầu hoàn trả chi phí nuôi con riêng của vợ, vừa có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do hôn nhân vỡ.
Về vấn đề hoàn trả chi phí nuôi con, cần phân biệt thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là khi anh Phan chưa biết sự thật và đã chi trả chi phí nuôi con riêng của vợ. Theo phán quyết của Tòa án, người không phải cha, nuôi con riêng của vợ, mà không biết sự thật, có thể yêu người mẹ hoàn trả chi phí nuôi dưỡng.
Giai đoạn thứ hai là khi anh Phan đã biết sự thật nhưng vẫn tiếp tục chi trả. Đây được xem là hành động tự nguyện. Anh sẽ không có quyền yêu cầu hoàn trả phần này.
Cuối cùng, sau khi đã rõ ràng mọi chuyện, tòa phán quyết chị Trần phải trả 169.000 NDT chi phí nuôi dưỡng và bồi thường 30.000 NDT tổn thất tinh thần cho anh Phan. Tổng số tiền người chồng này nhận về là 199.000 NDT (khoảng 700 triệu đồng).
(Theo Sohu)