Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ Tiếng Anh, bạn có "enjoy cái moment" này!

Đây được xem là một trong những ý kiến hiện đang gây không ít tranh luận trên các diễn đàn mạng xã hội. 

Sự việc bắt nguồn từ màn tranh luận trong chương trình "Trường Teen" với kiến nghị: "Chúng tôi ủng hộ việc xét tuyển Đại học bằng kết quả các kỳ thi năng lực ngoại ngữ quốc tế". Theo đó, mỗi đội sẽ được chọn ngẫu nhiên 1 phe: Ủng hộ và Phản đối. Sau đó, đưa ra luận điểm để giành chiến thắng về cho đội của mình. Tuy đây chỉ là một cuộc chơi nhưng ngay khi xuất hiện trên mạng xã hội, ý kiến này đã lập tức gây "bão" tranh luận trên nhiều diễn đàn mạng xã hội. 

Giống như cuộc chơi, những ý kiến của cư dân mạng cũng chia làm 2 phe. Phe đồng tình vì cho rằng Tiếng Anh nên là một trong những yếu tố để đánh giá năng lực của một người. Số khác lên tiếng phản đối việc mọi người đang "thần thánh" hóa các chứng chỉ ngoại ngữ. 


Dân tình liên tục tranh luận. 

Chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này, Trương Mỹ Trân - thủ khoa khối D của tỉnh Trà Vinh cho rằng các bạn học sinh, sinh viên không nên "thần thánh hóa" các chứng chỉ ngoại ngữ bởi thực chất nó không nói lên hết năng lực ngoại ngữ của một người.

"Năng lực ngoại ngữ còn có thể được đánh giá thông qua khả năng giao tiếp, ứng xử, cũng như cách viết, sử dụng ngôn ngữ để đọc, hiểu. Nói nôm na là nếu bạn thực sự đầu tư và có năng lực ngoại ngữ tốt, nó sẽ phần nào thể hiện trên điểm số hay các chứng chỉ. Dẫu vậy, điều đó không có nghĩa chứng chỉ là thước đo duy nhất và không phải ai không có chứng chỉ là những người kém về ngoại ngữ", Mỹ Trân bày tỏ quan điểm.


Trương Mỹ Trân sở hữu tấm bằng TOEFL IBT với số điểm ấn tượng 107/120. 

Hay như một người dùng Facebook tên Nguyễn Trọng Nhân cũng cho rằng: "Thần thánh hóa IELTS, khi tiếng Anh chỉ là công cụ | IELTS có giá trị không? Đương nhiên là có. Nó là minh chứng cho năng lực tiếng Anh của bạn. Có nó không có nghĩa là một người nào đó giỏi nhưng nói lên ít nhiều về trình độ. Không phải ai đạt điểm IELTS cao cũng giỏi nhưng nó là bằng chứng bạn đã đạt đến mức độ thành thạo nào đó.... ". Bên cạnh đó, Trọng Nhân chia sẻ thêm: Nên đề cao IELTS và tiếp tục phổ cập tiếng Anh. Nhưng nên bớt thần tượng ngôi sao IELTS lại. Điều này sẽ xảy ra tự nhiên khi số lượng bạn trẻ giỏi ngoại ngữ ngày càng nhiều. Cũng như in tiền, khi sự khan hiếm giảm thì con người sẽ không còn coi nó quý giá nữa.

Trước đó, bạn Phan Anh - một trong những học sinh ưu tú của Atlantic Five-star English Academy nhận định: "IELTS chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ". “Những bạn nào xác định thi IELTS thì thường cùng hướng tới mục tiêu du học. Nhưng chứng chỉ IELTS chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ cho việc du học. Nếu chỉ có kết quả thi tốt mà không thể sử dụng tiếng Anh thành thạo thì việc học tập tại môi trường quốc tế cũng không thể đảm bảo”, Phan Anh phân tích. 


Phan Anh – học sinh xuất sắc dành học bổng Be The Best

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của Tiếng Anh tuy nhiên đừng biến mình thành kẻ chạy đua trong các trung tâm luyện thi vì một cái chứng chỉ mà chẳng cần biết nó có thực sự giúp ích cho công việc của bạn không? Cũng bởi vậy, câu trả lời cho quan điểm có nên "xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ Tiếng Anh hay không? tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. 

Thủ khoa khối D sở hữu TOEFL IBT 107/120: Không "thần thánh hóa" các chứng chỉ ngoại ngữ!

Trong thời đại công nghệ 4.0 nhiều người cho rằng việc có thêm chứng chỉ ngoại ngữ sẽ khiến cho bất kỳ ai cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn... Xem thêm tại đây 

MỤC LỤC [Hiện]