Khi bước vào một mối quan hệ dù là bạn bè, người yêu hay vợ chồng, theo thời gian sẽ có hai kết cục xảy ra: một là “đơm hoa kết trái”, hai là “hờ hững tan vỡ”. Trong tình yêu, có một thực tế mà sau này bạn sẽ công nhận rằng, càng là những người hay cãi nhau thì lại càng gắn bó với nhau.
Để từ tình yêu đến hôn nhân và có cái kết viên mãn, bạn cần có một tâm lý vững vàng. Bởi xét ở góc độ tâm lý, muốn có được một tình yêu mang lại hạnh phúc, nó cần phải thỏa mãn những điều kiện tâm lý sau:
1. Hãy sống lý trí và không bám víu vào cảm xúc
Trong quá trình thiết lập mối quan hệ tình cảm, cả nam và nữ nên tuân theo những nguyên tắc này khi yêu:
- Không quá si mê.
- Không bạo lực.
- Không có tính kiểm soát, chiếm hữu.
- Tôn trọng lẫn nhau.
Khách quan mà nói, nếu coi tình yêu là một phần chứ không phải là toàn bộ cuộc đời mình thì sẽ rất hạnh phúc. Điều này có nghĩa là, bạn cần phải trân trọng cuộc sống của mình ở hiện tại. Khi yêu nhau, hai bên nên tôn trọng nhau, không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của đối phương, đồng thời cũng không hoàn toàn thờ ơ mà để một khoảng trống vừa đủ cho không gian cá nhân riêng.
2. Dung hòa hai cá tính khác của đôi bên
Dù là nam hay nữ thì mỗi người đều có cá tính độc lập và bản lĩnh riêng. Khi thiết lập một mối quan hệ lãng mạn, hai bên không hoàn toàn phải hợp nhau trong tất cả mọi thứ. Ngoài tình cảm dành cho nhau, đó còn là sự thân thiết của một người bạn, một tri kỷ, một mối quan hệ hợp tác.
3. Sự đồng điệu trong tâm hồn
Chúng ta đều biết rằng, điều quan trọng nhất để có một tình yêu hạnh phúc không phải hoàn toàn là sự tương thích về ngoại hình mà là sự đồng điệu về tâm hồn giữa hai bên. Nếu hai bên chỉ hợp với nhau theo hình thức bên ngoài như ngoại hình, điều kiện gia đình, thu nhập… mà không hợp với nhau trong giao tiếp thì cũng khó đi bên nhau lâu dài. Nếu các yếu tố bên ngoài thay đổi, tình cảm của họ sẽ bị dao động và ảnh hưởng rất nhiều.
Vì sao những cặp đôi hay cãi nhau lại thường có một cái kết viên mãn?
Trên đây là 3 nguyên tắc cơ bản trong tình yêu mà bất kỳ cặp đôi nào muốn thực sự cảm nhận được hạnh phúc lâu dài cũng đều nên tuân thủ. Có những cặp đôi ban đầu yêu nhau rất thắm thiết, mọi thứ đều hợp nhau, nhưng sau đó dần dần có những mâu thuẫn xảy ra khiến họ rạn nứt tình cảm rồi chia tay.
Thực tế cũng cho thấy, những cặp đôi thường xuyên cãi vã nhau, nhưng cuối cùng vẫn yêu nhau đậm sâu và khó buông tay được, họ thường đi đến hôn nhân trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Lý giải cho điều này, họ không chỉ tuân thủ 3 nguyên tắc ở trên mà việc cãi vã chính là một trong những cách giao tiếp tình cảm hiệu quả.
Khi yêu nhau sẽ không tránh có lúc cả hai bất đồng quan điểm, nhưng họ thường tranh luận với nhau, trao đổi ý kiến cá nhân, đưa ra những suy nghĩ của mình để đối phương hiểu. Việc trao đổi và đưa ra ý kiến trực tiếp một cách rõ ràng như thế này sẽ khiến cho cả hai hiểu nhau hơn.
Dưới góc nhìn tâm lý, kiểu giao tiếp “cãi vã” này tuy có vẻ khó chịu và riêng tư giữa hai người, nhưng thực chất lại mang tới rất nhiều điều tích cực trong mối quan hệ tình cảm. Đáng sợ nhất trong tình yêu không phải là những cơn cãi vã không có hồi kết, mà là sự lặng thinh đến chán nản của hai bên. Im lặng đồng nghĩa với việc kết thúc trong tình yêu.
Suy cho cùng, “cãi vã” đề cập đến sự tương tác có ý nghĩa giữa con người với nhau và nó chứa đựng 3 điều sau:
- Là một quá trình giao tiếp
Cãi nhau cũng là một hình thức giao tiếp giữa cá nhân. Điều này tương tự như con người thực hiện hàng loạt các hành vi một cách có chủ đích như gọi điện thoại, tám chuyện, hẹn hò… Và dù là hình thức giao tiếp nào đi chăng nữa thì nó cũng sẽ có ý nghĩa và ảnh hưởng nhất định.
- Giao tiếp có ý nghĩa
Khi cặp đôi cãi nhau, quá trình giao tiếp này đang thể hiện những điều như: Chúng ta đang bày tỏ ý kiến của mình, sự bất đồng quan điểm ở đâu, nội dung cuộc cãi vã như thế nào, kết quả hai bên cần là gì… Miễn là hai bên thiết lập giao tiếp, nó sẽ trở thành một sự tương tác.
Chúng ta đều biết rằng, khi yêu nhau mà cả hai lại chẳng biết nói với nhau gì cả, cũng chẳng có cuộc cãi vã nào, đó thực sự là mối quan hệ quá an toàn tới mức nhàm chán, giống như hai người xa lạ.
Khi những người yêu nhau tranh cãi với những quan điểm và thực tiễn khác nhau trong cùng một vấn đề, thì mối ràng buộc giữa họ vẫn tồn tại. Chính vì sự tồn tại của mối quan hệ này mà hai người sẽ tự chịu trách nhiệm về ý nghĩa và kết quả của cuộc cãi vã.
Vì vậy, từ ý nghĩa tâm lý trên, việc hai bên thường xuyên cãi vã trong tình yêu thực chất là một kiểu giao tiếp hữu hiệu, đó là một phương pháp để trao đổi ý kiến lẫn nhau. Sau mỗi lần cãi nhau, họ sẽ bao dung và hiểu nhau nhiều hơn, cuối cùng là tiến tới hôn nhân.