1. Cell biến đổi nhiều lần vì biên tập viên kêu gã... xấu quá.
Cell là 1 trong những kẻ phản diện có nhiều sự biến đổi nhất nhì trong 7 viên ngọc rồng, bên cạnh Frieza và Buu. Thực chất ban đầu, Akira Toriyama không định cho Cell biến đổi nhiều đến thế, vì ông vốn thích hình dạng đầu tiên của Cell. Cơ mà, biên tập viên của ông lại không thích điều này, vì trông con bọ hung cứ hèn hèn, chẳng cool ngầu tí nào cả. Chính vì thế, Akira Toriyama đã phải chỉnh sửa lại vài lần để Cell trông ra dáng con người hơn.
2. Cell không có giới tính
Trong phim hoạt hình, Cell xuất hiện với thân hình nam tính cùng giọng trầm, nhưng chẳng có gì khẳng định hắn mang cơ thể của nam giới cả. Thêm nữa, người ta cũng chẳng thể khẳng định hắn là nam giới được, khi Cell có cả chức năng đẻ con. Cơ thể hắn được thiết kế giống như 1 con côn trùng, và có nhiều chức năng không rõ ràng để khẳng định hắn mang giới tính nào cả. Rõ ràng, Cell là thứ mang ít chất con người nhất trong Dragon Ball.
3. Cell không phải là Android
Trong cốt truyện, Cell rõ ràng là 1 sản phẩm Android (người máy sinh học) tới từ tiến sĩ Gero. Nhưng rõ ràng, tiến sĩ Gero của tương lai đã có những biến đổi triệt để dành cho Cell, khiến hắn trở thành 1 siêu vũ khí. Hắn không phải là 1 người cấy ghép nữa, mà là "phát minh" mới hoàn toàn khi được cấy ghép từ gen của những chiến binh mạnh nhất vũ trụ vào trong cơ thể mình.
4. Cell có 50% là người Saiyan
DNA của Cell được lấy trực tiếp từ những người Saiyan, trong đó có ít nhất 50% thuộc về Goku và Vegeta. Kỹ năng chiến đấu của hắn thế nào thì chúng ta cũng đã biết, và rõ ràng hắn có khả năng sánh ngang được với 1 Super Saiyan. Có lẽ nếu Cell có đất diễn thêm chút nữa, hắn có thể vươn tới đẳng cấp thần thánh như Goku đã làm được không chừng.
5. Cell có thể mọc lại bộ phận như Piccolo, nhưng còn mạnh hơn cả bản gốc
Cell có được DNA của Piccolo, chính vì thế hắn cũng sở hữu khả năng bá đạo của người Namek mạnh nhất - mọc lại bộ phận có thể. Tuy nhiên, khả năng của Piccolo cũng chỉ giối hạn ở 1 chừng mực nào đó như mọc lại chân hay tay chẳng hạn. Còn với Cell, khả năng của hắn hoàn hảo và vượt xa so với Piccolo. Hắn tự hủy rồi, nhưng vẫn có thể trở lại và đánh trọng thương Gohan bằng những tế bào còn xót lại trong không khí. Đây quả thực là lần tái sinh ngoạn mục nhất từ trước tới nay trong Dragon Ball.
6. Cánh để làm gì?
Vì sao Cell có cánh là điều rất nhiều fan Dragon Ball thắc mắc. Ban đầu, việc Cell sở hữu cánh có thể giúp đỡ gã trong những cuộc chiến. Nhưng với việc có được ADN của người Saiyan, Cell đã tự động biết bay rồi. Thêm vào đó, cái cánh này có vẻ cũng chả bao giờ chuyển động cả. Dường như Akira Toriyama đã hơi thừa khi tạo ra thứ này cho con quái vật tên Cell, hoặc đơn giản ông chỉ muốn ngoại hình của hắn ngầu hơn 1 chút.
7. Hình thái tự sát rất có vấn đề
Cell có thể biến đổi sang nhiều hình thái khác nhau trong suốt phần truyện về gã. Đặc biệt đến lúc gần như bị đánh bại, Cell bắt đầu biến đổi kỳ quặc và vô vọng hơn để tìm cách sống sót. Và trong hình dáng cuối cùng để tự sát, Cell quyết định biến hình thành 1 quả bóng để gây sát thương lớn nhất. Điều này có vẻ hơi không đúng với logic trước giờ của Toriyama, khi các nhân vật khác có cần biến đổi gì đâu mà vẫn tự sát ngon lành đấy thôi. Vậy, mục đích của việc biến thành quả bóng là gì?
8. Rốt cuộc thì Cell có mấy ngón tay?
Đây là thứ khá nhỏ nhặt, nhưng lại đáng để nhắc đến. Trong manga, tác giả Akira Toriyama đã vẽ Cell chỉ có 3 ngón mà thôi. Tuy nhiên sang anime, gã lại có 5 ngón như loài người. Thực chất, 3 ngón là phù hợp với ngoại hình mang chất côn trùng của Cell, nhưng việc chuyển sang 5 ngón làm cho Cell trở nên mang tính người hơn. Dù sao thì, cih tiết này cũng không ảnh hưởng lắm đến câu chuyện.