8. Jersy Devil
Jersey Devil có thể coi là một "tấm gương sáng" cho các trò chơi start-up mang tham vọng đánh đổ những nhân vật nổi tiếng như Mario hay Crash Bandicoot. Được phát hành vào năm 1997, trò chơi có nội dung xoay quanh quỷ lùn Jersey mang nhiệm vụ tiêu diệt Tiến sĩ Knaft độc ác cùng đội quân rau củ đột biến của ông ta. Không khí ma quỷ bí ẩn cùng những căn nhà hoang đã khiến Jersey Devil nổi bật lên so với các game cùng thời kỳ, tuy nhiên, hệ thống điều khiển còn sơ sài, vụng về lại không đem đến mức doanh thu khả quan.
9. Titus the Fox
Cuộc chiến mascot vào những năm 90 thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất game trên khắp thế giới. Giữa vô vàn các nhân vật đến từ Bắc Mỹ hay Nhật, Titus the Fox là đại diện duy nhất đến từ nước Pháp. Trò chơi ra mắt vào năm 1991, người chơi sẽ vai vai chú cáo Titus, vượt qua những thử thách tại sa mạc Sahara và giải cứu bạn gái của Titus. Vấn đề lớn nhất khiến Titus the Fox kém nổi chính là do "bất đồng" ngôn ngữ, thậm chí nhiều người chơi còn thấy bản nhạc nền tiếng Pháp khá phiền phức.
10. Gex
Chú tắc kè Gex gây ấn tượng với người chơi ngay từ lần đầu ra mắt nhờ vẻ ngoài "thời thượng", bắt mắt cùng cặp kính thể thao đeo trễ hài hước. Gex bị kẻ thù là Rez nhốt vào trong một chiếc TV, người chơi sẽ cùng chàng tắc kè phải vượt qua các thử thách trên các chương trình truyền hình. Gex từng là gương mặt đại diện của hãng Crystal Dynamic. Tuy nhiên, chỉ sau ba mùa game, độ nổi tiếng của chú tắc kè cũng giảm dần, doanh số game thụt lùi khiến nhà sản xuất quyết định đóng cửa thương hiệu Gex.
11. Socks The Cat
Nếu các nhân vật mascot khác còn có cơ hội "thử sức" trước khi thất bại trước Mario, chú mèo Socks thậm chí còn không được ra mắt chính thức. Lý do lớn nhất khiến tựa game Socks The Cat Rocks The Hill không có mặt trên thị trường chính là vì Socks được lấy hình tượng từ chú mèo của cựu tổng thống Bill Clinton. Hành trình phiêu lưu của chú mèo Socks đã được hoàn thành và thậm chí đã vượt qua vòng đánh giá của các chuyên gia, nhưng lại bị huỷ vào phút cuối.
12. Awesome Possum
Có vẻ như vào những năm 90, các trò chơi với mục tiêu giải cứu thế giới được ưa chuộng hơn cả. Với mong muốn học theo những bộ hoạt hình nổi tiếng với đề tài cứu thế giới như Captain Planet hay Toxic Crusaders, nhà sản xuất Tengen đã mạnh dạn cho ra mắt tựa game Awesome Possum Kicks Dr. Machino's [Behind] vào năm 1993. Tuy nhiên, câu chuyện về chú chồn trượt ván và chủ đề tái chế rác thải không thu hút được sự chú ý từ các game thủ. Awesome Possum cũng theo đó mà lặn mất tăm ngay sau lần ra mắt đầu tiên.
13. Bonk
Bonk chính là "bảo bối" mà TurboGrafx-16 đem theo nhằm tấn công vào thị trường Bắc Mỹ vốn đã ngập tràn hàng trăm nhân vật game. Bonk's Adventure ra mắt vào năm 1990, chàng người rừng Bonk sử dụng những sợi mỳ co giãn mình tạo nên để đập vỡ chướng ngại vật và tiêu diệt kẻ thù. Dù đạt được thành công tại thị trường Nhật Bản, Bonk's Adventure vẫn gặp khó khăn khi tham gia vào làng game nước Mỹ. Khi dòng máy TurboGrafx bắt đầu bị "xoá sổ", Bonk nhanh chân di dời sang SNES nhưng vẫn không đạt được thành công mong muốn.
14. Bubsy
Bị chê là phiên bản thất bại của Sonic The Hedgehog, hẳn Bubsy cũng không vui vẻ gì khi bị liệt vào danh sách những nhân vật mascot đáng thất vọng nhất làng game. Bubsy: Close Encounters Of The Furred Kind sở hữu thiết kế bàn chơi rối rắm, khó hiểu, cùng nhân vật chính chẳng bao giờ chịu ngừng nói. Dù vấp phải nhiều lời chê bai từ người chơi, nhà sản xuất Accolade vẫn cứng đầu cho ra đời phiên bản Bubsy 3D, thậm chí còn cân nhắc phát triển một dự án phim hoạt hình dành cho nhân vật này.
15. Glover
Trò chơi điện tử thực sự có thể tạo nên câu chuyện về bất cứ vật dụng gì trên đời. Nhưng ai cũng hiểu rằng nếu muốn trở thành một mascot, ít nhất nhân vật nên sở hữu một ngoại hình bắt mắt. Nhà thiết kế của Glover đã đi ngược lại tiêu chuẩn này và đưa ra một quyết định táo bạo khi chọn một chiếc ... găng tay làm nhân vật đại diện. Đương nhiên, câu chuyện nhàm chán về cuộc đời của chiếc găng tay không thể thu hút sự chú ý của các game thủ.