9. Diablo III
Nói tới bom tấn của Blizzard, người ta sẽ phải nhắc ngay tới Diablo III. Ngay trong tuần đầu được bày bán, tựa game này đã bán được tới 6,3 triệu bản. Chất lượng của tựa game này cũng được các chuyên gia hâm mộ đánh giá rất cao, nhưng không có nghĩa là nó không có nhiều vấn đề ẩn giấu bên trong.
Việc game yêu cầu người chơi lúc nào cũng phải online đã khiến cho khá nhiều người cảm thấy bực mình. Đồng thời, việc nền đồ họa trở nên tươi sáng hơn đã khiến nhiều game thủ phàn nàn rằng, Diablo không còn như xưa. Game đã mất đi một lượng lớn người chơi ngay sau đó, và phải tốn kha khá thời gian để có thể trở lại mạch ban đầu.
10. Dr. Mario
Dr. Mario là một tựa game spin-off về Mario. Trò chơi khá đơn giản, người chơi cần phải xếp hình các viên thuốc để có thể đánh bại những con virus đang chiếm lấy toàn bộ màn hình. Tuy nhiên ngay từ lúc mới ra mắt, tựa game này đã mang "tai tiếng" khi bị cho là ăn cắp lại concept từ các tựa game khác, đồng thời gameplay khá nhạt nhòa khi người chơi chỉ có thể chơi đi chơi lại một màn chơi mà thôi. Thế nhưng, điều đó cũng không cản được Nintendo bán được hàng triệu bản game trên vô số hệ máy khác nhau của họ.
11. Watch Dogs
Được trình làng tại hội chợ E3 2012, Watch Dogs nhanh chóng được mệnh danh là "tựa game của thế hệ mới". Nó đã nhận được vô số giải thưởng và lời khen tặng trong suốt năm 2012 và 2013 dành cho tựa game sắp ra mắt có tiềm năng nhất.
Tuy nhiên đến khi game trình làng lại là một chuyện khác. Người ta đã nhận ra rằng Ubisoft đã giảm chất lượng đồ họa của game đi đáng kể, đồng thời Watch Dogs không hề làm được như những gì được kỳ vọng về mặt lối chơi.
12. SimCity
Bản SimCity ra mắt năm 2013 khác hàon toàn với những người tiền nhiệm trước đây. Người chơi được trải nghiệm một thế giới hoàn toàn mới ở nền tảng 3D, đồng thời game còn thêm vào chế độ đa người chơi và rất nhiều thay đổi mới nhằm phù hợp với xu thế. Chính vì thế, đã có rất nhiều người đặt niềm tin vào EA.
Tuy nhiên, điều làm nên thảm họa của SimCity chính là việc nó yêu cầu người chơi lúc nào cũng phải kết nối Internet. Nghe thì cũng được thôi, nhưng với việc máy chủ gặp phải hàng tá vấn đề, đồng thời EA lại còn nói dối game thủ về tiến trình của game dẫn đến việc rất nhiều người mất niềm tin với tựa game này.
13. Sonic the Hedgehog
Từ lâu nay, Sonic đã là bộ mặt của Sega. Việc trình làng một tựa game chất lượng AAA về Sonic là điều chắc chắn Sega phải làm. Đáp lại những kỳ vọng của công chúng, tựa game Sonic the Hedgehog đã được ra mắt vào năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 15 năm sinh nhật của cả dòng game.
Đáng tiếc là, kỳ vọng càng cao, thất vọng càng lớn. Tất cả mọi thứ về tựa game này đều bị các game thủ ghét bỏ, từ hệ thống camera, điều khiển, cốt truyện cho tới cả thời gian load game đều bị đánh giá là tệ hại Thế nên, không có gì khó hiểu khi nhiều chuyên gia đánh giá tựa game này là phần lịch sử đáng quên trong suốt chiều dài thành công của dòng game Sonic.
14. Lost Planet: Extreme Condition
Phần demo ngắn của Lost Planet: Extreme Condition khá tuyệt, nó đã làm cho game thủ hy vọng rằng tựa game khoa học viễn tưởng này sẽ trở thành một hiện tượng mới. Tuy nhiên, khi game ra mắt, game thủ chỉ có thể khen đúng về mặt đồ họa mà thôi. Các vấn đề khác nhanh chóng hiện ra rõ ràng: nhân vật chính cứng đơ như khúc gỗ, chẳng có phát triển gì, cốt truyện thì nhạt nhòa. Điều khiến game thủ bực mình nhất là cơ chế "đóng băng" của game, bạn luôn phải giữ ấm kể cả khi đánh nhau với boss.
15. Mario & Sonic at the Olympic Games
Mario & Sonic at the Olympic Games là một tựa game không quá nổi bật với các game thủ, nhưng lại trở nên rất nổi tiếng với đông đảo mọi người bởi nó làm theo một công thức khá đơn giản nhưng rất hiệu quả - nhồi nhét tất cả những nhân vật game nổi tiếng vào chơi những tựa game mini bắt chước theo các môn thể thao tại Olympic. Nghe thì tưởng chừng đơn giản, nhưng những trò chơi này cực kỳ khó để hoàn thành do cách điều khiển của game quá cồng kềnh. Thế nhưng, danh tiếng của Mario và Sonic vẫn là quá đủ để trò chơi này bán được vài triệu bản trên cả 2 hệ máy Nintendo DS và Wii.