17 "sự thật" khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1)

Trái ngược với điều mà nhiều người được dạy ở trường, Sao Diêm Vương không phải là một hành tinh, những con khủng long không hề giống như hình vẽ trong sách giáo khoa, và nguyên tử không phải là thành phần cơ bản nhất của vật chất.
17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 1.

Nếu bạn bỗng thu nhỏ lại và phải đến trường lần nữa, thì những bài học trong sách giáo khoa ngày nay có lẽ sẽ hơi khác một chút so với những gì bạn từng đọc ngày xưa.

Khoa học là tập hợp những kiến thức liên tục "phình to" ra và thay đổi mỗi ngày. Những phát hiện mới, hay những nghiên cứu vừa được thực hiện, thường sẽ dẫn đến những thay đổi đối với các giả thuyết xưa kia, và đôi lúc khiến những giải thuyết đó trở nên vô hiệu. Có nghĩa là, một số những "sự thật" bạn từng được học ở trường không hẳn đã chính xác trong bối cảnh hiện tại.

Ví dụ, loài khủng long có thể chẳng hề giống như những gì sách giao khoa của bạn từng mô tả. Nguồn gốc của chủng Homo sapiens cũng không diễn ra chóng vánh như khung thời gian bạn từng học được. Và nhiều hướng dẫn về dinh dưỡng cũng như thể dục thể thao mà các giáo viên thể chất từng thao thao bất tuyệt đã không còn đúng nữa.

Dưới đây là một số sự thật khoa học bạn từng học được ở trường, nhưng hóa ra lại…sai bét.

1. Chúng ta không biết thứ gì đã khiến loài khủng long tuyệt chủng hàng loạt

17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 2.

Minh họa hình ảnh thiên thạch với bề rộng 6 dặm va chạm với Trái đất, để lại một miệng núi lửa ở Chicxulub (Mexico), đặt dấu chấm hết cho thời đại khủng long

Các nhà khoa học từng bối rối khi nói về nguyên nhân của cuộc đại tuyệt chủng dẫn đến dấu chấm hết cho thời đại khủng long. Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, từ việc loài khủng long…lười sex, đến việc loài sâu bướm xâm chiếm cả thế giới.

Nhưng vào năm 1978, các nhà địa vật lý đã phát hiện ra Chicxulub, một miệng núi lửa ở bán đảo Yucatan, tạo ra bởi một tảng thiên thạch rộng 6 dặm – nhiều khả năng chính là thứ đã khiến loài khủng long tuyệt diệt.

Kể từ phát hiện đó, các nhà nghiên cứu đã vén màn được nhiều chi tiết hơn về vụ va chạm thiên thạch này. Cú va chạm đã tạo ra một cơn sóng thần cao hàng dặm, gây cháy rừng, và thải ra hàng tỷ tấn sulfur vào bầu khí quyển, che lấp mặt trời trong nhiều năm liền.

17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 3.

Dung nham chảy ra từ miệng núi lửa trong một đợt phun trào của núi lửa Kilauea ở Hawaii năm 2018

Nhưng thiên thạch có lẽ không phải là toàn bộ nguyên nhân. Một số nhà khoa học tranh cãi rằng những đợt phun trào núi lửa ở nơi mà ngày nay là Ấn Độ cũng góp phần vào sự tuyệt chủng của loài khủng long.

2. Khủng long là những con thằn lằn khổng lồ, thân đầy vảy, da màu nâu đất

17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 4.

Mô hình một con khủng long bạo chúa có lông vũ

Loài khủng long – kể cả khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex – nhiều khả năng có lông vũ trên người.

Lông vũ là thứ hiếm khi được bảo tồn trong hóa thạch, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện những hóa thạch khủng long có lông vũ ở Trung Quốc và Siberia, cho thấy lông vũ là một đặc điểm khá phổ biến ở loài thằn lằn khổng lồ này.

"Có lẽ điều đó có nghĩa là tổ tiên nói chung của mọi loài khủng long từng có lông vũ" – Pascal Godefroit, một nhà cổ sinh vật học từng viết một nghiên cứu về hóa thạch ở Siberia vào năm 2014 cho biết.

Bên dưới bộ lông vũ, loài khủng lông có thể có da vảy màu sáng, giống như nhiều loài thằn lằn thời hiện đại.

17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 5.

Mô hình kích thước thực của T.rex với các mảng lông vũ

Trong các mẫu vật của loài T.rex, người ta chưa bao giờ tìm thấy lông vũ, nhưng hóa thạch của các loài khủng long bạo chúa khác lại có lông vũ. Do đó, các nhà cổ sinh vật học cho rằng T.rex cũng có lông vũ. Và dù rằng những con T.rex trưởng thành hầu như được bao phủ bởi bộ da toàn vảy, các nhà khoa học nghĩ chúng có những mảng lông vũ ở những khu vực dễ gây chú ý như đầu và đuôi.

3. T.rex là một loài khủng long biết chạy và gầm rú như những gì bạn thấy trong phim "Công viên kỷ Jura"

17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 6.

Một con T.rex trưởng thành có thể nặng từ 6 - 9 tấn và dài 43 feet

Dù là một loài săn mồi kinh hoàng, "vua của loài khủng long" nhiều khả năng không hề có sở thích gầm rú hay chạy nhanh.

Sải chân dài của khủng long có thể giúp nó di chuyển với vận tốc 40km/h, nhưng nó không thể đạt trạng thái lơ lửng (khi các loài động vật chạy, sẽ có một giai đoạn mà mọi chân của chúng đều không chạm đất), bởi loài khủng long luôn phải đặt ít nhất một chân chạm đất.

Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy thay vì gầm rú, T.rex có lẽ chỉ gầm gừ và tạo ra những âm thanh sâu như loài đà điểu ngày nay.

4. Người Neanderthal là những kẻ hung bạo ngu ngốc, không cùng chung sống với người Homo sapien

17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 7.

Khuôn mặt siêu chân thực của một người đàn ông Neanderthal

Bằng chứng về những hình vẽ trong hang của người Neanderthal ở châu Âu đã xuất hiện từ khá lâu trước những hình vẽ tương tự bởi người Homo sapien.

Những người họ hàng đã tuyệt chủng của chúng ta còn biết chế tạo công cụ và trang sức từ đá và xương, làm ra keo dính từ vỏ cây bạch dương để gắn cán gỗ vào các công cụ bằng đá, và nấu ăn bằng lửa (dù có lẽ họ phải dựa vào sét để có ngọn lửa).

Có lẽ trí tuệ này là thứ đã thôi thúc những con người sơ khai gây giống với người Neanderthal và Denisovan, một loài Người sơ khai khác.

5. Homo sapien xuất hiện lần đầu vào 200.000 năm trước ở phía đông châu Phi

17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 8.

Hộp sọ được dựng lại từ hóa thạch của người Homo sapien được biết đến sớm nhất ở Maroc

Những nhóm người Homo sapien có lẽ đã tiến hóa cùng lúc trên toàn châu Phi thay vì chỉ tập trung ở một địa điểm – theo một nghiên cứu vào năm 2018. Một hộp sọ được phát hiện vào năm 2017 còn cho thấy điều này đã diễn ra vào khoảng 300.000 năm trước, rất lâu so với những suy nghĩ trước đây.

Không phải mọi nhóm Homo sapien này đều trông giống hệt nhau, nhưng họ có lẽ có những đặc điểm đủ tương đồng để đều được xem là Homo sapien. Những nhóm này hẳn đã phải tương tác với nhau và di cư đi khắp châu lục.

Tức là, thay vì xuất hiện ở một khu vực cụ thể ở phía đông hay phía nam châu Phi rồi lan rộng ra từ đó, những nhóm người có liên quan với nhau nhưng ở rải rác trên toàn châu lục đã dần trở nên giống nhau theo thời gian.

6. Lạc đà trữ nước trong bướu

17 sự thật khoa học bạn từng học ở trường, nhưng hóa ra lại... sai bét (P1) - Ảnh 9.

Một con lạc đà hai bướu ở Nga

Bướu lạc đà trữ mỡ, và loài động vật này sẽ đốt cháy chúng để làm "nhiên liệu" khi di chuyển những quãng đường dài với nguồn thức ăn hạn chế. Một con lạc đà có thể sử dụng lượng mỡ đó để thay cho việc ăn uống trong 3 tuần liền.

Các tế bào máu đỏ của lạc đà chính là thứ cho phép chúng có thể đi cả tuần mà không cần uống nước. Không như các loài sinh vật khác, lạc đà có các tế bào máu hình oval, linh hoạt hơn, cho phép chúng trữ một lượng lớn nước.

(Còn tiếp...)