Sau những giờ try hard căng thẳng cùng đồng đội, nhằm đảm bảo thành tích tốt cho T1 tại LCK, CKTG. Thỉnh thoảng Faker cũng lấn sân sang các tựa game khác để thư giãn, làm mới nội dung stream. Không chỉ là thiên tài ở LMHT, đôi tay và tư duy của Faker thực sự sinh ra cho việc chơi game. Anh hoàn toàn không gà mờ trước những tựa game lạ, thậm chí là phá đảo được chúng.
1. Jump King
Jump King thuộc dòng game indie ra mắt trên thị trường hồi tháng 03/2019. Game chơi được trên PC và các máy Console. Nội dung và cốt truyện vô cùng đơn giản, bạn nhập vai một người hiệp sĩ, leo lên tòa lâu đài để giải cứu công chúa. Chắc hẳn là bạn cảm thấy nghe quen quen vì mô típ khá giống với trò Super Mario huyền thoại. Đúng là như vậy nhưng khác ở chỗ Jump King cực kỳ gây ức chế về độ khó. Mỗi khi nhảy thất bại bạn sẽ ngã, ngã xuống vực sâu gần như bất tận và bạn chỉ biết ngồi nhìn thành quả của mình rơi tự do một cách bất lực.
Tựa game này xứng đáng tranh chấp vị trí quán quân dành cho game gây ức chế nhất mọi thời đại. Jump King không thua kém gì Flappy Bird, Getting Over It With Bennett Foddy, Cat Mario, Hand Simulator… Có lẽ Faker đã tìm thấy ưu điểm của Jump King. Đó là rèn luyện tính kiên trì, cố gắng làm lại sau thất bại, không bỏ cuộc, kiểm soát cảm xúc mỗi khi vấp ngã.
2. Pogostuck: Rage with your friends
Bạn sẽ nhập vai một đứa trẻ leo núi băng một công cụ nhúng có tên là Pogo. Chế độ chơi trực tuyến tối đa 16 người chơi rất hấp dẫn. Game được tung ra thị trường vào năm 2019. Năm 2020 Faker đã chơi một mình và không gặp nhiều khó khăn để phá đảo tựa game đáng yêu này.
Trò chơi này có lối chơi giống như Jump King nhưng có phần vui nhộn hơn vì bạn có thể chơi cùng bạn bè nếu muốn. Thi thố tài năng làm nên sự hào hứng, giúp game thủ quên đi những khó khăn mình gặp phải. Pogostuck: Rage with your friends có nhiều địa hình, thời tiết khác nhau. Ở không gian rộng lớn, đôi khi cảnh vật xung quanh làm bạn sửng sốt vì chúng khá là lạ mắt.
3. Among Us
Trò chơi Among Us ra đời từ năm 2018, mãi đến những tháng cuối năm 2020 thì bùng nổ và trở thành trend của giới trẻ. Among Us thậm chí còn vượt qua tựa game Fall Guys về số lượt người chơi lúc bấy giờ. Faker và đồng đội cũng không đứng ngoài cuộc. Điều thú vị của game nằm ở chính người chơi thông qua những màn đối thoại và phán quyết loại bỏ người đồng hành vừa hồi hộp vừa phấn khích.
Faker lại một lần nữa thể hiện mình là vua trò chơi. Anh chơi hay đến mức Untara, Bang, Lehends… đều phải thán phục trước các nước đi không thể ngờ tới, thật giả lẫn lộn để giành chiến thắng. Trong Among Us, người chơi sẽ được chia thành 2 phe với mục tiêu trái ngược nhau. Họ phải chọn một trong hai vai phi hành đoàn hoặc kẻ mạo danh cùng sinh sống trên tàu vũ trụ. Thông qua cách di chuyển, hành động, lời nói họ sẽ dần loại người cho đến khi tìm ra được phe thắng cuộc.
4. StarCraft
StarCraft là game chiến thuật thời gian thực. Khác hẳn với các mini game vừa kể ở trên. StarCraft cực kỳ khó chơi, nó đòi hỏi kỹ năng điều khiển quân lính và buộc game thủ liên tục thực hiện nhiều tác vụ xuyên suốt một trận đấu. Ngoài ra, lượng kiến thức liên quan đến game về trình tự xây nhà, nâng cấp, lính khắc chế, canh chuẩn thời gian tấn công… khiến game đã khó lại càng thêm khó.
Thế mà Faker vẫn chinh phục StarCraft một cách đáng nể. Anh đều khá thành thạo 3 chủng tộc Zerg, Terran, Protoss ở StarCraft. Lúc Faker stream tựa game này, số lượng người xem trực tiếp lên đến hơn 40.000.
StarCraft là game thể thao điện tử rất phổ biến ở Xứ sở Kim chi từ những năm đầu của thế kỷ 21 cho đến nay. Dù không còn ở thời hoàng kim nhưng StarCraft vẫn luôn nằm trong top 5 game được stream nhiều nhất nền tảng AfreecaTV năm 2020.
Có thể bạn muốn xem thêm : 6 game mô phỏng mới đáng chơi trong năm 2021
5. Đấu Trường Chân Lý
Teamfight Tactics – Đấu Trường Chân Lý, hay game thủ Việt Nam thường hay gọi là Đấu cờ. Tựa game này lấy cảm hứng từ Dota Auto Chess. Các vị tướng ở LMHT xuất hiện như những quân cờ, 8 người chơi sẽ tham gia tranh tài theo nhiều vòng để tìm ra người chơi hay nhất. Nếu LMHT vừa đấu kỹ năng vừa đấu trí thì Teamfight Tactics thuần trí tuệ và thi thố độ may mắn, có lẽ cụm từ nhân phẩm xuất phát từ đây.
Teamfight Tactics rất thích hợp để các streamer chọn cho buổi stream vì họ có nhiều thời gian để tương tác với fan. Từ việc chọn tướng, dàn quân cho đến những chủ đề ngoài cuộc sống đều được mang ra bàn tán mà không ảnh hưởng đến chất lượng game. Faker dành nhiều thời gian chơi Teamfight Tactics, anh thường chọn hệ tộc Vệ sĩ và Thuật sư để giao đấu. Vị tướng mà quỷ vương tin dùng là Taric, hiện tại, Faker đang đứng ở thứ hạng Bạch Kim.