6 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất

Các bí kíp sinh tồn rất hữu ích khi du lịch, dã ngoại có thể giúp cứu mạng bạn nếu gặp bất trắc không mong muốn.

Du lịch luôn là thú vui của con người và không ít còn đam mê du lịch mạo hiểm hay du lịch. Ngay cả khi đi du lịch kiểu thông thường tại các cảnh quan thiên nhiên như rừng, núi, sông. hồ,... bạn vẫn có thể rơi vào các tình huống không mong muốn. Ví dụ bạn sẽ làm gì nếu chẳng may bị trượt chân rơi xuống sông? Chúng ta nên bám ngay vào một vật gần nhất hay cố bơi? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết phải hành động thế nào mới là lý tưởng nhất.

 6 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất - Ảnh 1.

Hãy "dắt túi"  những bí kíp sinh tồn quan trọng sau đây để bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhé!

1. Rơi xuống thác nước

 6 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất - Ảnh 2.

Nếu xui xẻo rơi xuống thác nước, điều đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh, hít thở thật sâu dù không hề dễ. Hãy đảm bảo tư thế khi rơi của bạn phải để cho đôi chân chạm nước trước. Sau đó, chúng ta cần vòng tay ôm qua đầu, ép cánh tay còn lại vào mũi để ngăn nước tràn vào. Phần đôi chân thì cần khép lại, miệng và mắt đóng chặt. Sau khi đã hết lực rơi, hãy bắt đầu bơi xa khỏi chân thác ngay lập tức, ngay cả khi bạn chưa nổi lên mặt nước.

2. Rơi xuống dòng nước chảy xiết 

 6 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất - Ảnh 3.

Dù là rơi xuống sông hay hồ, biển đang có nước chảy xiết, hãy cố gắng bám víu lấy bất kỳ vật gì bạn nhìn thấy xung quanh mình như hòn đá, tấm gỗ, cọc chắn,... rồi dùng sức cố ngăn không cho bản thân bị nước cuốn xa hơn.

Ngay cả khi đã tới được vùng nước nông đủ để đặt chân, bạn cũng không nên buông tay mình ra và cố đi bộ vì dòng nước chảy xiết luôn có thể cuốn bạn đi lần nữa. Trong tình huống này, cần từ từ chậm rãi mà đi vào bờ.

3. Rơi xuống hố cát lún

 6 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất - Ảnh 4.

Hố cát lún khô được coi là tử thần sa mạc và nó sẽ gây ra cái chết đáng sợ vô cùng cho những ai không may mắn bị cuốn vào. Điều đáng nói là việc nhận biết hố cát lún không hề dễ.

Dẫu nguy hiểm như vậy nhưng không phải cứ rơi xuống hố sâu này thì sẽ không có cách thoát ra. Nếu gặp phải tình huống xấu này, chúng ta cần tìm kiếm một vật có thể bám vào được để lấy sức tự đẩy cơ thể lên. Ngay cả khi không tìm được điểm bám, hãy dồn trọng lực vào một chân, lắc cổ chân còn lại để nhấc được chân lên một cách từ từ.

Sau đó, bạn cần đặt đầu gối lên bề mặt cát, dồn lực vào đầu gối để nhấc chân còn lại lên. Làm như vậy sẽ giúp trọng lực được phân tán đều hơn, cơ thể không bị lún xuống sâu. Giữ nguyên tư thế như vậy rồi từ từ bò ra khỏi hố cát lún. Đặc biệt, đừng vùng vẫy và cố gắng di chuyển vì nó chỉ khiến bạn dễ lún hơn mà thôi.

4. Cách tìm nước ngọt để uống giữa rừng  

 6 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất - Ảnh 5.

Hãy tưởng tượng chúng ta đi chơi rằng và bằng cách nào đó bị lạc hoặc hết nước. Việc tạo ra nguồn nước ngọt để uống sẽ giúp bạn giữ được sự sống để chống chọi. Hãy tìm một khu vực có đất màu đậm hoặc ướt vì nhiều khả năng bên dưới có nguồn nước. Sau đó hãy đào một hố sâu nhỏ và đặt các viên sỏi, đá xuống dưới đáy để ngăn chặn bụi bẩn lẫn vào nước.

5. Cách xây toilet giữa rừng

 6 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất - Ảnh 6.

Khi ở giữa rừng, nhiều người chọn giải pháp đi vệ sinh đơn giản là "hòa mình vào thiên nhiên". Tuy nhiên bên cạnh vấn đề thiếu vệ sinh, như vậy còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm như đạp nhầm vào rắn, rết trong bụi cây.

Nếu mắc kẹt trong rừng lâu, chúng ta có thể tự xây nhà vệ sinh tạm.  Đầu tiên, hãy đào một hố sâu khoảng hơn 1m, rộng 4 đến 5m rồi dùng các thanh gỗ hoặc đá để chèn thật chắc 2 bên thành hố. Tìm một vài thanh gỗ nhỏ hơn bắc ngang thành hố. Sau mỗi lần đi vệ sinh, chúng ta nên phủ thêm lá cây hoặc tro gỗ để bớt mùi, bẩn và thu hút côn trùng.

6. Cách sưởi ấm đúng và an toàn

 6 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất - Ảnh 7.

Đừng nghĩ chỉ cần đốt củi lên là chúng ta có thể sưởi ấm. Hình ảnh này thường chỉ có trong phim ảnh mà thôi vì ngồi giữa nơi đồng không mông quạnh, những cơn gió sẽ làm lửa tắt ngay. Để có thể giữ lửa cháy được lâu, chúng ta nên tìm và dựng 2 tấm gỗ làm tấm phản nhiệt: một tấm phía sau đống lửa, một tấm sau lưng. Không chỉ giữ lửa tốt mà làm như vậy còn giúp gom nhiệt vào bên trong, giúp người sưởi càng ấm hơn.

https://cafebiz.vn/6-bi-kip-sinh-ton-rat-huu-ich-ma-bat-cu-ai-di-du-lich-da-ngoai-cung-nen-biet-de-de-phong-tinh-huong-bat-trac-nhat-20220607210421424.chn