Google Play là một trong số những nền tảng kiếm tiền cho các nhà phát triển ứng dụng di động mới. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm có mặt trên cửa hàng này đều hướng đến mục đích an toàn, một số chương trình được tạo ra nhằm thu thập dữ liệu từ điện thoại của người dùng, chia sẻ thông tin cá nhân và thậm chí còn lấy trộm tài tiền từ tài khoản ngân hàng.
1. Các ứng dụng dự báo thời tiết
Các ứng dụng dự báo thời tiết cực kỳ phổ biến, nhưng đồng thời cũng làm lây lan nhiều loại virus độc hại. Ví dụ, có những trường hợp ứng dụng dự báo thời tiết lại được tích hợp cả trojan nhằm thu thập dữ liệu từ người dùng rồi gửi nó đến cho tin tặc. Phần lớn những thông tin được nhắm đến là dữ liệu thẻ tín dụng. Vì vậy, hãy xóa bỏ các ứng dụng dự báo thời tiết không cần thiết ngay. Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng những kênh thông tin khác để kiểm tra dự báo thời tiết thay vì ứng dụng điện thoại.
2. Social media
Dù việc này gần như bất khả thi, vì các ứng dụng mạng xã hội đang trở lên rất phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, hãy hạn chế tối đa các ứng dụng mạng xã hội không thực sự cần thiết. Ứng dụng mạng xã hội không chỉ thu thập thông tin người dùng, dễ bị hacker nhắm đến mà còn tiêu tốn nhiều pin, ngốn ram, khiến điện thoại giật lag. Một lựa chọn thay thế khá hữu hiệu khác cho người dùng là họ có thể sử dụng phiên bản trình duyệt trên điện thoại thay vì ứng dụng chính thức, các này khá dễ dàng, nhẹ máy.
3. Các ứng dụng dọn dẹp
Những ứng dụng tương tự như Clean Master thường được sử dụng để giúp bạn làm sạch cache và xóa dứt điểm các chương trình không cần thiết. Tuy nhiên, ở những dòng điện thoại mới thì hệ thống dọn dẹp đã được tích hợp sẵn trong chương trình, vì thế các ứng dụng ngoài đều trở nên khá vô dụng. Các ứng dụng dọn dẹp còn ngốn rất nhiều pin. Trên thực tế, người dùng sẽ không làm cho hệ thống nhanh hơn, mà sẽ chỉ làm chậm đi và có thêm vô số quảng cáo.
4. Các trình duyệt tích hợp
Các trình duyệt tích hợp thường được cài đặt trong hệ thống điện thoại. Chúng hầu như chậm chạp và không quá phổ biến. Trong nhiều trường hợp, các trình duyệt tích hợp được mở tự động. Không giống như Google Chrome, các ứng dụng này không có bất kỳ biện pháp bảo vệ dữ liệu và làm chậm hệ thống.
5. Các ứng dụng Antivirus không rõ nguồn
Khi những kẻ tấn công muốn can thiệp vào điện thoại và trộm dữ liệu, những ứng dụng antivirus xuất hiện. Sau đó, hacker lại có một ý tưởng sangstaoj hơn, đó là tạo ra các ứng dụng antivirus có chứa virus. Các ứng dụng này có thể trộm thông tin cá nhân và thậm chí block hoàn toàn điện thoại.
6. Các trình duyệt với tính năng bổ sung
Những trình duyệt dạng có thêm tính năng đặc biệt, như xem video hay streaming. Có hai vấn đề mà người dùng sẽ gặp phải khi sử dụng chúng: quảng cáo nhiều vô kể làm chậm hệ thống và ứng dụng đòi hỏi quyền truy cập vào trình quản lý cuộc gọi, tin nhắn hoặc hình ảnh. Điều này không hề an toàn chút nào.
7. Các ứng dụng tăng dung lượng RAM
Những ứng dụng này tuyên bố rằng chúng có thể tăng dung lượng cho RAM. Chúng chỉ có thể làm sạch cache ngay tức thì và bản thân chiếc điện thoại cũng đã có sẵn chức nàng này. Sự thật là chẳng có ứng dụng nào có thể tăng dung lượng RAM hơn so với ban đầu.
8. Các ứng dụng phát hiện nói dối
Về mức độ đáng tin thì những ứng dụng này chẳng khác nào ứng dụng được tạo ra cho vui. Hiện nay, các ứng dụng phát hiện nói dối trên điện thoại hoàn toàn vô dụng nhưng lại gây hại cho pin. Chúng luôn đòi hỏi quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân lẫn thông tin liên lạc, vì vậy hãy xóa chúng khỏi điện thoại ngay lập tức trước khi quá muộn.
9. Các ứng dụng chống phân mảnh
Các ứng dụng chống phân mảnh ngày càng phổ biến bởi chúng được quảng cáo là có cách thức hoạt động lẫn công dụng giống như một vài chương trình máy tính. Nhưng người dùng hẳn đã quên rằng điện thoại không hề có ổ cứng để những phần mềm này chống phân mảnh, vì thế chúng chỉ có thể kiểm tra hệ thống và… ngốn RAM lẫn pin. Bên cạnh đó, tất nhiên chúng cũng có thể thu thập dữ liệu cá nhân của bạn.