Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại

Có thể bạn chưa biết: Úm ba la chính là cụm từ được việt hóa từ cụm từ Abraxas.

Bạn đã bao giờ nghe các ảo thuật gia hô “Úm ba la” trước khi lôi con thỏ ra khỏi mũ? Bạn có biết vì sao lại là “Úm ba la” mà không phải một thần chú nào khác? Câu trả lời thật ra sẽ khiến bạn thấy ngạc nhiên đấy, vì “Úm ba la” chính là phiên bản Việt hóa của Abraxas hay abracadabra – một trong những thần chú ma thuật đại diện cho sức mạnh và khả năng vô hạn của Abraxas – đấng tối cao trong thuyết Ngộ Đạo (Gnostic)!

Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại - Ảnh 1.

ABRAXAS LÀ GÌ?

Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại - Ảnh 2.

Abraxas là một từ thần bí được tạo thành từ các chữ cái Hy Lạp. Một số nguồn đề cập đến âm láy này xuất hiện từ rất sớm. Người ta thường khắc Abraxas lên bùa cổ và bùa hộ mệnh để tận dụng các đặc tính ma thuật của nó. Vào thế kỷ II CN, các tín đồ đầu tiên của thuyết Ngộ Đạo đã nhân hóa âm láy này thành vị đấng tối cao của mình. Hình ảnh tương trưng cho Abraxas trên những lá bùa cổ xưa là hình đầu một con gà trống gắn trên cơ thể người đàn ông với một tay cầm roi và tay kia cầm khiên chắn. Biểu tượng này cũng được khắc trên những viên đá quý, gọi là đá Abrasax.

NGUỒN GỐC

Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại - Ảnh 3.

Không ai biết gốc từ của Abraxas bắt nguồn từ đâu, dù nhiều người tin vào khả năng thần bí mà nó ẩn chứa. Một giả thuyết cho rằng âm láy này là sự kết hợp giữa "abrak" và "sax" trong tiếng Ai Cập, vốn có nghĩa là được tôn vinh hoặc thần thánh, chúng xuất hiện trong nhiều văn bản cố bao gồm Sách Thánh của Đấng Vô Hình Vĩ Đại (Holy Book of the Great Invisible Spirit) và Papyri Ma Thuật Hy Lạp. Basilide, một giáo sĩ đời đầu của thuyết Ngộ Đạo đến từ Alexandria Ai Cập, đã đặt tên Abraxas cho vị thần, hay Đấng Đại Thần, vị thần của 365 tinh cầu hay thiên đàng – đại diện cho mỗi ngày trong năm. Bên cạnh đó, các nguồn trích dẫn cũng chỉ ra Abrasax có liên quan đến 7 chữ cái đại diện cho 7 hành tinh cổ điển (Mặt trời, mặt trăng, sao thủy, sao kim, sao hỏa, sao mộc và sao thổ). Các chữ cái gốc của từ này trong tiếng Hy Lạp còn thêm vào con số 365.

TRONG CÔNG GIÁO

Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại - Ảnh 4.

Các tác phẩm ghi chép của giám mục Irenaeus đã trở thành cốt lõi của Thần học Kito trong thế kỷ II. Ông tin rằng 365 thiên đã được tạo ra, và các thiên thần từ thiên đàng cuối cùng đã tạo ra thế giới của chúng ta. Trong tác phẩm của mình, giám mục tuyên bố người cai trị tất cả các thiên đàn là Abraxas.

Vào thế kỷ thứ 4, một trong những tín đồ của ông, Epiphanius, khẳng định Abraxas là đấng tối thượng trên tất thảy vạn vật. Người này còn khẳng định xa hơn rằng Abraxas đã cử Chúa Trời (Christ) đến Trái Đất, chứ không phải Đấng Sáng Thế. Nhà thờ Công giáo sau này đã gán cho Abraxas trở thành một vị thần ngoại đạo và xem như quỷ dữ, theo Infernal Dictionary của J. Collin de Plancy. Ông còn tiếp tục miêu tả các tín đồ Ngộ Đạo Basilidia như những kẻ dị giáo.

TRONG THẦN HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC

Đầu thế kỷ XIX, nhà ghi chép thần thoại Sir Godfrey Higgins đã cho rằng cái tên Abrasax xuất phát từ Druid cổ đại. Ông cũng tuyên bố rằng Abrasax là có thể là gốc từ của abracadabra. Từ Abrasax, theo ông, là có sự tham chiếu từ một từ trong ngôn ngữ Ai Cập cổ đại – một câu thần chú có nghĩa là "đừng làm tổn thương tôi". Chữ tượng hình của cụm từ này thường được khắc trên bùa hộ mệnh hoặc bùa chú. Ông còn nhấn mạnh

"Một cái tên được bao vệ hết sức thiêng liêng, có uy lực mạnh mẽ như vậy, nên được giữ gìn thông qua những cộng đồng thần bí qua nhiều thế kỷ... là rất quan trọng."

Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại - Ảnh 5.

Trong cuốn sách History of Freemasonry, Higgins dành sự tôn kinh cho âm láy này, thể hiện rằng nó là một cái tên đáng yêu quý, may mắn và không thể bị lẫn lộn.

Carl Jung, một nhà tâm lý học và cũng là một tín đồ của thuyết Ngộ Đạo hiện đại, tuyên bố Abraxas là vị thần cao hơn cả thượng đế trong đạo Cơ Đốc và thực sự là thể kết hợp của thần với quỷ trong cuốn sách Sever Sermons to the Dead xuất bản năm 1916 của mình. Carl Jung cũng được biết đến với nhiều nghiên cứu, khám phá về linh hồn hay tâm lý và thường xuyên đi vào trạng thái hư ảo để có được những hiểu biết thần bí mà mình tìm kiếm.

NHỮNG VIÊN ĐÁ ABRASAX

Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại - Ảnh 6.

Những viên đá Abrasax là những viên đá quý cổ có khắc chữ Abrasax, hoặc hình ảnh của vị thần, hoặc có cả hình ảnh lẫn chữ khắc. Những viên đá này mô tả Abrasax với các đấng Ngộ Đạo khác, vị thần này có những biểu tượng Do Thái; và các sức mạnh của người Ba Tư, Ai Cập hay Hy Lạp. Cụm từ Ablanathanalba là cụm từ ma thuật xuất hiên trên đá Abrasax và trên giấy papyrus ma thuật. Ablanathanalba có nghĩa là Người là cha chúng con. Giấy papyrus ma thuật của Hy Lạp có từ thế kỷ II, ghi chép nhiều nghi lễ, phép thuật lẫn công thức. Trong đó, có một bản giấy papyrus với tiêu đề Monad và kèm theo đó là lời cầu nguyện đến Abrasax.

ABRAXAS CON NGỰA BẤT TỬ

Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại - Ảnh 7.

Abraxas cũng được cho là một tên gọi khác của một trong bốn con ngựa bất tử của thần Helios, theo một vài nguồn, vẽ Aurora, vị nữ thần của bình mình, đi dạo qua bầu trời.

ABRACADABRA CÔNG THỨC MA THUẬT

Abracadabra - những âm láy ma thuật tạo nên truyền thuyết cổ đại - Ảnh 8.

Abracadabra (Úm ba la) là một thuật ngữ hoặc công thức được sử dụng trong ma thuật dân gian, một câu thần chú nhằm chống viêm và sốt. Từ gốc của từ này được tìm thấy tại Aramaic và lần đầu tiên được ghi nhận trong các tác phẩm của thầy thuốc theo thuyết Ngộ Đạo sống ở thế kỷ II là Severus Sammonicus. Từ này cũng được khắc trên một lá bùa hộ mệnh có dạng tam giác, đeo trên cổ chín ngày và ném xuống sông vào ngày thứ mười, nhờ thế mà người đeo được chữa lành. Công thức ma thuật này, theo Sammonicus, có khả năng thu hút sự trợ giúp của những linh hồn thiện lành và nhờ đó mà quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ.