Băng đảng Tân Nghĩa An và gia đình tội phạm Hueng: Những kẻ nguy hiểm nhất xã hội đen Hong Kong

Trong tứ đại gia tộc đứng đầu giới xã hội đen Hong Kong, Tân Nghĩa An được xem là gia tộc duy nhất có thể đứng ngang hàng với 14K về phạm vi hoạt động lẫn độ liều lĩnh.

Tân Nghĩa An hiện nay có số lượng thành viên lên đến hơn 55.000 người.

Tổ chức xã hội đen len lỏi được vào chính quyền

Băng Tân Nghĩa An do Heung Chin sáng lập vào năm 1919, có địa bàn hoạt động chủ yếu ở Triều Châu. Ngay từ khi thành lập, đã có nhiều nguồn tin cho biết Nghĩa An liên hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc. Tuy  những nghi ngờ này chưa được xác thực, nhưng cho đến năm 1994, người ta vẫn tin rằng  băng đảng xã hội đen quyền lực này có khả năng chi phối và thậm chí 'làm tổ' trong chính quyền tỉnh Quảng Đông.

Băng đảng Tân Nghĩa An và gia đình tội phạm Hueng: Những kẻ nguy hiểm nhất xã hội đen Hong Kong - Ảnh 1.

Lĩnh vực hoạt động chính của Tân Nghĩa An là làm hàng giả, đánh bạc, buôn bán chất gây nghiện, đưa người vượt biên, buôn lậu, tống tiền và mại dâm. Cũng giống như băng Hòa Hợp Đào, 14K hay Hòa Thắng Hòa, những hoạt động này của băng Tân Nghĩa An đều đã lan đến Âu Mỹ thông qua cộng đồng người Hoa. Tại Hong Kong, Tân Nghĩa An điều hành một số tụ điểm giải trí nổi tiếng tại các khu như Tsim Sha Tsui và Yau Ma Tei.

Gia tộc tội phạm Heung

Người sáng lập băng Tân Nghĩa An, Heung Chin, được xem là bố già của các bố già Hong Kong. Tuy nhiên, vào những năm 1950, Heung Chin đã bị trục xuất tới Đài Loan và chỉ dẫn dắt được băng đảng từ xa. Con trai cả của Heung Chin là Heung Wah-yim, một viên chức ngành luật, nhưng lại bị nghi ngờ đã tiếp quảng vị trí cầm đầu băng đảng từ cha mình.

Băng đảng Tân Nghĩa An và gia đình tội phạm Hueng: Những kẻ nguy hiểm nhất xã hội đen Hong Kong - Ảnh 2.

Năm 1986, Heung Wah-yim bị một cựu sĩ quan cảnh sát tố cáo là thủ lĩnh băng Tân Nghĩa An. Lời tố cáo này khiến cảnh sát Hong Kong quyết định bắt giữ 11 thành viên của băng đảng vào năm 1987 và lục soát văn phòng luật của Heung Wah-yim. Trong vụ lục soát này, cảnh sát đã tìm được một bản danh sách bao gồm 900 người bị tình nghi có liên quan đến Tân Nghĩa An.

Tháng 11 năm 1987, Heung Wah-yim bị xét xử cùng 5 đồng phạm. Đây được xem là phiên xử các thành viên thuộc băng nhóm xã hội đen lớn trong lịch sử Hong Kong. Đến năm 1988, Heung Wah-yim bị kết an tù giam 7 năm rưỡi. Tuy nhiên, hai năm sau đó Heung Wah-yim được thả vì luật sư bào chữa của ông đã cung cấp bằng chứng minh oan. Theo đó, Heung Wah-yim là chủ tịch một giáo hội địa phương có tên là Lion Club và bản danh sách mà cảnh sát tìm thấy là danh sách các nhà tài trợ tiềm năng. Sau vụ việc này, anh em nhà họ Heung đều tỏ ra xa lánh các hoạt động liên quan đến giới xã hội đen.

Xã hội đen lấn sân sang điện ảnh


Băng đảng Tân Nghĩa An và gia đình tội phạm Hueng: Những kẻ nguy hiểm nhất xã hội đen Hong Kong - Ảnh 3.

Ngoài Heung Wah-yim, Heung Chin còn có hai người con khác là Charles Heung và Jimmy Heung. Trái ngược với người anh cả, Jimmy Heung lại nhận được nhiều cảm tình vì cách sống 'xã hội đen tử tế'. Cả Charles và Jimmy đều thích điện ảnh. Chính vì vậy mà từ thập niên 70, Charles đã trở thành một nhà sản xuất phim kiêm diễn viên. 

Dù đã cố tránh xa các hoạt động của băng Tân Nghĩa An, song Charles vẫn rất có sức ảnh hưởng trong làng giải trí Hong Kong nhờ gia thế. Một số bộ phim nổi tiếng mà Charles từng sản xuất về giới xã hội đen là 'God of Gambler' (Thần bài), 'Casino Raiders' (Đánh cướp sòng bài),...