Bí ẩn về loại sâu tử thần tác oai tác quái ở sa mạc Mông Cổ

Nằm ẩn sâu bên dưới lớp cát bụi của sa mạc Gobi rộng lớn, Sâu Tử Thần kiên nhẫn chờ đợi gần như cả năm.

Sâu tử thần ở miền Nam sa mạc Gobi (Mông Cổ) được các bộ lạc du mục gọi là allghoi khorkhoi hay “sâu ruột đầy máu”. Nó là một sinh vật bí ẩn, có hình dáng giống như rắn. Trông nó chẳng khác gì một khúc ruột bò sống, dài độ 0,6-1,5m, béo mập, màu đỏ tươi, có những đốm hay mảng đen trên người, đầu và đuôi có những chiếc gai.

Hình dạng kỳ quái của sâu tử thần

Bí ẩn về loại sâu tử thần tác oai tác quái ở sa mạc Mông Cổ - Ảnh 1.

Ngay từ cái tên, Sâu Tử Thần đã khiến người ta liên tưởng đến các sinh vật mảnh khảnh, thân mềm như những người họ hàng tầm thường trên cây hoặc ký sinh của chúng. Tuy nhiên, thực tế chúng hoàn toàn khác biệt.

Sâu Tử Thần là những con quái vật sa mạc có kích thước siêu lớn. Chúng có thể dài từ 2 feet đến 10 feet và phần thân to ngang với cây sồi. Lớp da của chúng cứng, dày để thích nghi được với sức nóng cũng như ma sát từ cát sa mạc. Miệng của Sâu Tử Thần giống như một đầu ống rộng có những chiếc răng sắc giúp kéo móc con mồi vào họng.

Tất nhiên, dù vẻ bề ngoài có đôi chút khác biệt như vậy, song người ta vẫn có lý do để gọi chúng là "sâu". Cơ thể chúng dài, dạng ống và không có mắt hoặc mũi. Cơ thể chúng cũng có thể được phân chia, giống như con giun đất vậy.

Năng lực đặc biệt của loài quái vật kỳ dị

Bí ẩn về loại sâu tử thần tác oai tác quái ở sa mạc Mông Cổ - Ảnh 2.

Năng lực phi thường nhất của Sâu Tử Thần là sống sót được trong sa mạc Gobi cằn cỗi. Chúng có khả năng thích nghi tuyệt với với môi trường khắc nghiệt của nơi này. Đầu tiên, chúng có thể đào sâu xuống những lớp cát để lẩn trốn sức nóng của mặt trời. Thứ hai, chúng dành phần lớn để ngủ đông. Bằng cách này chúng tránh được mùa khô hạn nhất và tiết kiệm năng lượng cho những ngày dễ chịu hơn.

Bên cạnh khả năng sống sót đáng kinh ngạc trên, Sâu Tử Thần dĩ nhiên còn có khả năng giết người cực kỳ nguy hiểm. Chúng phát triển những kỹ năng săn mồi và hạ gục đối thủ rất bài bản. Trước nhất, chúng truyền sóng xung kích điện qua cát, gây choáng váng cho nạn nhân để họ không thể bỏ chạy khi chúng nổi lên nuốt sống họ.

Bí ẩn về loại sâu tử thần tác oai tác quái ở sa mạc Mông Cổ - Ảnh 3.

Nếu xung điện chưa đủ đảm bảo cho cuộc đi săn, Sâu Tử Thần còn có nọc độc axit rất mạnh, đến mức ăn mòn được kim loại. Chỉ cần vuốt qua làn da của chúng cũng đủ để bạn chết vì nhiễm độc, do đó nếu Sêu Tử thần bò lại gần bạn đủ gần, hãy cẩn thận vì chúng sẽ nhổ nọc độc khủng khiếp vào người bạn.

Sâu tử thần thật sự tồn tại?

Bí ẩn về loại sâu tử thần tác oai tác quái ở sa mạc Mông Cổ - Ảnh 4.

Không ai có thể biết rõ truyền thuyết về Sâu Tử Thần Mông Cổ có từ bao giờ. Câu chuyện về con quái vật bị chôn vùi dưới lớp cát của sa mạc Gobi lần đầu tiên được người phương Tây biết đến nhờ nhà thám hiểm Roy Chapman Andrews vào năm 1926. Mặc dù Andrew đã bác bỏ những câu chuyện này như là chuyện cổ tích, song vẫn có nhiều nhà khoa học cùng các nhà thám hiểm bị thu hút bởi sinh vật đáng sợ này.

Có một thời gian Sâu Tử Thần trở nên nổi tiếng với người phương Tây. Chúng thành nguồn cảm hứng cho những cuốn tiểu thuyết giật gân cũng như khiến nhiều người đổ xô đến sa mạc Gobi để tìm kiếm.

Tuy nhiên, tất cả các cuộc thám hiểm đều bị buộc phải rời đi mà không thu được bất cứ thành quả nào. Dần dà, những câu chuyện về Sâu Tử Thần không còn tính mới lạ nữa, chúng bị rơi vào quên lãng.