Trong lịch sử loài người, từng có rất nhều hình thức tra khảo được áp dụng trong các cuộc chiến tranh hoặc dành cho những tù nhân. Thế nhưng, có lẽ dù là đánh đập hay tra tấn thể xác thì cũng không thể khủng khiếp bằng việc khủng bố tinh thần, làm đảo lộn nhận thức. Có lẽ chính vì vậy mà vào thế kỷ 20, người ta đã nghĩ ra và áp dụng một hình thức tra tấn được gọi rất mĩ miều bằng cái tên "Biệt giam trắng".
Hình thức tra tấn không đau đớn được sử dụng trong nhiều cuộc chiến
Trong các cuộc chiến thế kỷ 20, tù binh chiến tranh được xem là những nguồn khai thác thông tin rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các biện pháp đe dọa, tra khảo gây đau đớn về mặt thể xác cũng dễ dàng thu được tin tức. Vì thế, hình thức tra tấn đã được áp dụng để thay thế trong một vài trường hợp đặc biệt. Một trong số các hình thức tra tấn tinh thần nổi tiếng nhất thường được nhắc đến có tên "Biệt giam trắng".
Tù nhân chỉ đơn giản là bị giam vào một căn phòng màu trắng
Trái ngược với những hình thức tra tấn thể xác, đối với "Biệt giam trắng" (white torture) tù nhân sẽ không bị đánh đập hay gây bất kỳ đau đớn nào. Họ chỉ đơn giản là bị biệt giam trong một căn phòng được sơn trắng toàn bộ, không đồ đạc, chiếu sáng 24/24 bằng bóng đèn trắng và cách âm hoàn toàn. Dù tù nhân vẫn được dùng thức ăn để duy trì sự sống, tuy nhiên đến cả thức ăn cũng có màu trắng. Nói tóm lại, thế giới của tù nhân khi chịu hình thức tra trấn này gắn liền với màu trắng.
Hậu quả khủng khiếp mà "Biệt giam trắng" gây ra
Về cơ bản, việc tống giam không gây thương tổn đến cơ thể, song môi trường chỉ có một màu sắc quá chói cũng như đèn chiếu 24/24 sẽ dễ khiến người bị giam rơi dần rơi vào trạng thái mất ý thức về thời gian. Điều này dẫn đến việc thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng ngủ nghỉ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm cho tâm trí mệt mỏi.
Do không được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên lẫn chịu cách âm hoàn toàn, tù nhân dần xuất hiện cảm giác bứt rứt do thiếu đi những cảm quan về thời gian, nhiệt độ, môi trường và tương tác với thế giới bên ngoài.
Thông thường, sau 1 – 2 tuần biệt giam, phần lớn tù nhân bắt đầu xuất hiện các ảo tưởng không tỉnh táo. Những tù nhân không có sức chịu đựng sớm đầu hàng, họ bắt đầu la hét, hoảng loạn cũng như không còn khả năng kiểm soát tâm trí hay cảm xúc. Sự ngột ngạt, bí bức làm cho họ nghĩ về cái chết. Đây là lúc các quản tù sẽ đưa họ ra khỏi phòng tra tấn để khôi phục lại giác quan để thực hiện các biện pháp tra khảo khác. Và ký ức tồi tệ về "Biệt giam trắng" thường khiến phạm nhân sơ hãi, họ không có lựa chọn nào ngời việc khai báo.
Tuy nhiên, trên thế giới từng ghi nhận một vài trường hợp mà ý chí con người hoàn toàn thắng được biện pháp tra tấn khủng khiếp này. Cá biệt, có những tù nhân chiến tranh thậm chí còn sống rất khỏe mạnh trong phòng biệt giam với thời gian kỷ lục lên đến 4 năm 4 tháng mà vẫn giữ được minh mẫn.