Cái tên “Anh hùng xạ điêu” của Quách Tĩnh từ đâu mà có?

Khi còn sinh sống ở trên thảo nguyên Mông Cổ, Quách Tĩnh đã cứu Triết Biệt và được ông truyền cho thuật bắn cung siêu phàm.

Anh hùng xạ điêu là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung được Hương Cảng Thương Báo xuất bản năm 1957. Đây là tiểu thuyết đầu tiên của Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Cố nhà văn Kim Dung đã chỉnh sửa tất cả các tác phẩm của mình bao gồm tiểu thuyết này vào những năm 1970 và một lần nữa vào những năm 2000.

Cái tên “Anh hùng xạ điêu” của Quách Tĩnh từ đâu mà có? - Ảnh 1.

Anh hùng xạ điêu là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của cố nhà văn Kim Dung.

Nội dung truyện xảy ra vào thời nhà Tống (960-1279) khi người Nữ Chân bắt đầu tấn công bắc Trung Quốc. Phần đầu của tiểu thuyết xoay quanh tình bạn giữa Dương Thiết Tâm và Quách Khiếu Thiên, hai tay hiệp sĩ đã anh dũng chiến đấu chống sự tàn bạo của quân Kim. Mối quan hệ của hai gia đình khăng khít đến nỗi họ thề ước là khi con họ lớn lên, chúng sẽ kết nghĩa huynh đệ hoặc kết thành phu thê.

Phần hai của câu chuyện tập trung vào những gian nan đau khổ mà cả hai trải qua. Quách Tĩnh, con của Quách Khiếu Thiên lớn lên ở Mông Cổ, dưới sự bảo vệ của Thành Cát Tư Hãn. Dương Khang mặt khác lớn lên là hoàng thân của nhà Kim.

Trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung, khi còn là cậu bé lớn lên trên thảo nguyên Mông Cổ, Quách Tĩnh đã cứu Triết Biệt (khi bộ lạc Tần Diệc Xích Ngột bị diệt) một vị tướng giỏi của Thành Cát Tư Hãn. Sự việc này dẫn tới sự dạy dỗ về sau của Triết Biệt cho Quách Tĩnh, ông chính là sư phụ dạy Quách Tĩnh thuật bắn cung và cách chiến đấu trên mình ngựa. Chính nhờ sự truyền thụ của thần tiễn Triết Biệt, Quách Tĩnh đã trở thành một cung thủ siêu phàm và được ví với danh xưng là “Anh hùng xạ điêu”.

Cái tên “Anh hùng xạ điêu” của Quách Tĩnh từ đâu mà có? - Ảnh 2.

Quách Tĩnh được Triết Biệt truyền thụ thuật bắn cung.

Theo sử liệu, Triết Biệt, nguyên có tên là Chích Nhi Khoát A Ngạt là vốn thuộc bộ lạc Tần Diệc Xích Ngột. Về sau, Thành Cát Tư Hãn đặt cho ông biệt danh “Triết Biệt” (có nghĩa là mũi tên) nhằm kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người trên chiến trường. Triết Biệt từng bước trở thành một trong những chỉ huy quân sự cấp cao nhất của đế chế Mông Cổ trong quá trình chinh phục những vùng đất rộng lớn ở châu Á và châu Âu. Mặc dù đóng một vai trò lớn nhưng có rất ít nguồn sử liệu về cuộc sống của ông. Ông đã được mô tả là "tướng kỵ binh vĩ đại nhất trong lịch sử".

Theo sách Mông Cổ bí sử, Triết Biệt được hậu thế ghi nhận là cung thủ giỏi nhất của quân đội Mông Cổ lúc bấy giờ.

Trong phim Anh hùng xạ điêu năm 2003 của đạo diễn Trương Kỉ Trung vai Quách Tĩnh do Lý Á Bằng thủ vai và Hoàng Dung do Châu Tấn thủ vai. Khi Thành Cát Tư Hãn và mọi người đi săn chim điêu, lúc đó mỗi chỉ một mũi tên hạ một chim điêu chỉ có Quách Tĩnh đã một mình chạy bộ đuổi theo đàn chim và với một mũi tên có thể hạ được hai con điêu khiến Thành Cát Tư Hãn khen gợi: “Sư phụ là Triết Biệt thì đệ tử cũng Triết Biệt”.