Rất nhiều người học tiếng Nhật sợ kanji (Hán tự), phức tạp nhất trong ba hệ thống chữ viết của Nhật Bản. Nhiều ký tự trong số đó (tổng cộng có hơn 2000 thôi) khiến người học ngôn ngữ cảm thấy xụi lơ vì ghi nhớ.
Khó, nói chung là rất khó. Trong trường hợp này, một người dùng Twitter Nhật đã "think outside of the box" và biến một số thành phần trong bảng chữ cái kanji thành game đối kháng cực hay ho. Hãy xem xem @aramatypo đã làm thế nào nhé:
Người dùng Twitter Nhật biến bảng chữ cái kanji thành game đối kháng để học cho nó dễ
Chuyện là thế này: Một hôm @aramatypo nhìn vào chữ "門" (mon/môn), nghĩa là cái cổng, và nhận ra nó trông như 2 bả vai lực lưỡng cơ bắp. Từ đó, anh bắt đầu nghĩ về việc, sẽ ra sao nếu chữ kanji biến thành nhân vật trong mấy game đánh đấm kiểu Street-Fighter cho dễ nhớ? Chính suy nghĩ có vẻ ấm ớ này đã biến thành video ta vừa xem bên trên. Trong đó, 13 "đấu sĩ" kanji sẽ thể hiện khả năng ra đòn bằng chính những bộ thủ (những nét, bộ nhỏ tạo nên chữ Hán).
Những chiến binh chữ cái này được hiển thị trong ô lục giác, y hệt như lúc chọn nhân vật trong game đối kháng. Hay thế không biết!
Kudaku - to crush/nghiền
Kudaku
Mượn các trục của bản thân để đập đối thủ, hay đấy
Bou - bổng/cái gậy dài
Bou
Đúng như ý nghĩa, "đấu sĩ" này toàn ra những đòn đâm, gạt như cầm gậy trong tay
Kasa - Cái ô
Kasa
Giương ô lên ném ám khí
Mawaru - Quay/xoay tròn
Mawaru
Ý nghĩa ra sao, chiêu thức như vậy
Todoroku - Gầm/thét
Todoroku
Trên Twitter, @aramatypo chia sẻ rằng chữ này thực sự rất khó, nó sẽ trở thành trùm trong game của anh chàng
Imaku - Cuộn/quấn
Imaku
Có thể bạn đã nhìn thấy chữ này ở hàng sushi hoặc trên thức ăn kiểu cuộn tròn
Ấn tượng nhất trong những chữ kanji này chính là: Utsu - Phiền muộn
Utsu
Khi phiền muộn con người thường làm gì? Gạt bỏ đi hết ư? Cũng không xong đâu. Theo lời @aramatypo, Utsu mới là con trùm mạnh nhất trong game đối kháng này
Phá vỡ những quy tắc thông thường trong việc học ngoại ngữ, nhất là chữ tượng hình, @aramatypo đã cho người học tiếng Nhật một phương pháp đọc/viết chữ kanji đơn giản và bớt nhọc nhằn. Nên nhớ, đây là phương pháp chiết tự do tác giả tự nghĩ ra chứ không phải nguyên gốc như vậy.
Hơi đáng tiếc, hiện giờ không có game đối kháng Kanji Fighter thực tế nào được phát triển. Tuy nhiên, với 744.000 lượt xem, 47.000 likes và gần 17.000 re-tweet, có lẽ cộng đồng sẽ chú ý hơn đến việc đơn giản hóa việc học kanji.