Chiến tranh kỵ binh thời Trung Cổ: Tàn bạo, dã man, nhưng không giống như phim ảnh!

Các cảnh chiến đấu hoành tráng trong phim ảnh Hollywood đều sẽ có hai phe dàn trận trên chiến trường, kỵ binh sẽ lao thẳng vào hàng ngũ bộ binh để phá nát đội hình. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ kẻ ngốc mới làm như vậy.

Trong hầu hết các bộ phim lấy bối cảnh Trung Cổ hoặc hư cấu dựa trên bối cảnh Trung Cổ, những trận chiến ác liệt luôn xuất hiện cảnh phim một toán kỵ binh xông thảng vào hàng ngũ bộ binh của phe đối thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, chi tiết này bị những người yêu thích quân sự bóc mẽ là "hư cấu quá đà".

Những pha dàn trận hoành tráng trong phim ảnh Hollywood

Một công thức chung có hầu hết các cảnh chiến đấu hoành tráng trong phim ảnh Hollywood là hai phe dàn trận trên chiến trường, kỵ binh sẽ phải đối mặt với bộ binh được trang bị khiên cùng giáo. Điều tiếp theo mà khán giả có thể đoán được là kỵ binh sẽ được lệnh đồng loạt xông lên phía trước, lao thẳng vào hàng ngũ bộ binh để phá nát đội hình.

Chiến tranh kỵ binh thời Trung Cổ: Tàn bạo, dã man, nhưng không giống như phim ảnh! - Ảnh 1.

Về mặt hình ảnh, cảnh tượng này dĩ nhiên khiến người xem cảm thấy thật hoành tráng, gay cấn và phấn khích vì mức độ tàn khốc của nó. Thế nhưng trong thực tế có bao giờ chuyện này xảy ra không?

Đời thực khác xa với phim ảnh

Chẳng cần phải đợi đến hội những người thích tìm hiểu về quân sự lên tiếng. Đối với các game thủ đã nhẵn mặt với một số tựa game chiến thuật như Total War, Conqueror Blade,…thì sẽ ngay lập tức hiểu ngay vấn đề của những cảnh phim "hư cấu".

Chiến tranh kỵ binh thời Trung Cổ: Tàn bạo, dã man, nhưng không giống như phim ảnh! - Ảnh 2.

Trên thực tế, ngựa cũng là động vật và chúng hoàn toàn bình thường về mặt cảm xúc. Thế nên khi bộ binh đã vào thế với khiên và giáo thì ngựa cũng sẽ biết sợ. Những con chiến mã rất hiếm khi lao vào hàng giáo để tự sát, thay vào đó chúng sẽ hất văng chủ nhân của mình để tìm đường thoát thân.

Ví dụ dễ thấy nhất là trong các cuộc giao tranh giữa người Parthia và La Mã. Người La Mã có đội bộ binh đầy tính kỷ luật, người Parthia lại mạnh về thương kỵ và xạ kỵ. Điều này dẫn đến việc người Parthia không xuyên thủng hàng ngũ lính Legion kỷ luật còn người La Mã cũng không thể phá tan đội hình kỵ binh Parthia.

Chiến tranh kỵ binh thời Trung Cổ: Tàn bạo, dã man, nhưng không giống như phim ảnh! - Ảnh 3.

Bức tranh miêu tả cuộc chiến giữa người Norman và người Anglo-Saxon

Một ví dụ khác là cuộc chiến của người Norman với người Anglo-Saxon. Ba con chiến mã dưới trướng William Con Hoang đã bỏ mạng và kỵ binh của ông ta bị đẩy lùi. Cuối cùng người Norman phải vờ rút lui để dụ các nhóm bộ binh Saxon xuống đồi. Đội hình bộ binh của Saxon bị mất lợi thế trên địa hình đồi dốc và ngay lập tức bị kỵ binh Norman bao vậy, thảm sát. Điểm yếu chí mạng của Saxon trong cuộc chiến này là họ không có bộ binh kỷ luật như lính Legion Lã Mã.

Chiến tranh kỵ binh thời Trung Cổ: Tàn bạo, dã man, nhưng không giống như phim ảnh! - Ảnh 4.

Ngoài ra, cả quân Mông Cổ và Macedonia đều từng lợi dụng sự hoảng loạn của chiến mã để áp dụng chiến thuật phá đội hình kỵ binh. Khi áp dụng chiến thuật này, bộ binh sẽ dàn trận và cố tình để chừa ra những khoảng trống, chiến mã của đối thủ khi phải đối mặt với bức tường khiên và giáo thường chọn lao vào các khoảng trống này. Kết cục của chúng sau đó không mấy tốt đẹp.

Vậy điều gì thực sự xảy ra trên chiến trường?

Chiến tranh kỵ binh thời Trung Cổ: Tàn bạo, dã man, nhưng không giống như phim ảnh! - Ảnh 5.

Lính đánh thuê Landsknechte

Lực lượng đáng sợ thực sự trên chiến trường là các trường mâu thủ - những kẻ sử dụng trường mâu dài mà chỉ cần nhìn thấy thôi cũng đủ khiến chiến mã bỏ chạy. Một trong số những đội quân trường mâu thủ khét tiếng nhất trên chiến trường châu Âu là lính đánh thuê Landsknechte. Họ vẫn còn được sử dụng trong các trận đánh thời kỳ đầu hiện đại. Landsknechte bao gồm các trường mâu thủ và lính bộ binh, đi đầu là các dopplesoldner ("lính được trả gấp đôi"), nổi tiếng với việc sử dụng súng hỏa mai và trường kiếm zweihander. Lính Landsknechte hoạt động từ cuối những năm 1400 đến đầu những năm 1600.