Trong quãng đời học sinh, và chắc chắn khi đi làm nữa, ai trong chúng ta ít nhất cũng đã một lần sở hữu cục gôm này, một “huyền thoại” trong quãng đời học sinh – sinh viên.
Và chắc chắn 99,99% trong chúng ta đều đã từng được nói rằng: đầu màu xanh của cục gôm áy có thể tẩy được cả mực bút bi, bút mực, bút máy. Còn đầu màu nâu kia thì dùng để tẩy bút chì! Thế là bạn sẽ cặm cụi gôm gôm, tẩy tẩy trên trang vở. Và kì lạ là, càng gôm, càng tẩy thì vết mực kia càng đen sì sì và kết cục đau lòng là rách một lỗ đen thui trên trang giấy trắng!
Vậy thực chất phần màu xanh này dùng để làm gì?
Phần màu xanh thực chất là để tẩy vết bút chì được vẽ trên bề mặt giấy hội họa dày và nhám, điều này lí giải cho việc phần màu xanh của cục gôm cũng hơi nhám nhám. Khi vẽ trên những loại giấy này, gôm bình thường sẽ cần nhiều lực để tẩy vết bút chì hơn.
Thật ra, phần màu xanh của cục gôm có thể dùng vào một số việc như sau:
– Tẩy vết dầu mỡ đóng khô trên bếp
– Nếu bạn chà xát tẩy với đầu pin (loại có thể sạc lại), tuổi thọ của pin sẽ kéo dài hơn.
– Lột các nhãn mác dán trên các sản phẩm khi mới mua về, rất hiệu quả đấy!
– Bàn phím máy tính sử dụng lâu ngày không tránh khỏi bụi bẩn. Để làm sạch, bạn chỉ việc dùng tẩy chà nhẹ.
– Với những đôi giày bóng, giày da lộn, cục gôm cũng có công dụng làm sạch vết bẩn rất hiệu quả!
– Những thứ như đồng hồ, trang sức, cục tẩy cũng có công dụng lau chùi hiệu quả. Chất cao su sẽ thấm hút dầu và bụi bẩn, giúp tẩy đi những vết ố.
Hiện không rõ vì sao lại có lời đồn cho rằng phần màu xanh tẩy được mực, có lẽ là do màu sắc của nó. Ít ra sau khi đọc bài này, các học sinh sẽ không phải chịu cảnh giấy rách tả tơi khi cố gắn tẩy vết bút mực/bút bi nữa nhưng lại hữu ích với một vài tình huống trong cuộc sống nhé!
Theo Yan