Có gì bên trong bướu của lạc đà, tại sao chúng có thể nhịn khát lâu đến thế?

Có phải bạn vẫn nghĩ cái bướu của lạc đà để trữ nước giúp nó tồn tại trên sa mạc khô cằn? Nhưng sự thật không phải thế!
Có gì bên trong bướu của lạc đà, tại sao chúng có thể nhịn khát lâu đến thế? - Ảnh 1.
Đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng bên trong bướu lạc đà có chứa gì hay chưa? Mình thấy có rất nhiều người lầm tưởng cho rằng đó chính là bộ phận giúp lạc đà dự trữ nước để sử dụng trong một thời gian dài khi phải sống ở những nơi khô hạn như sa mạc, nhưng thật sự liệu có phải như thế?
Có gì bên trong bướu của lạc đà, tại sao chúng có thể nhịn khát lâu đến thế? - Ảnh 2.

Một điều thú vị mà ít ai biết được đó là: trái với suy nghĩ thường thấy cho rằng lạc đà gắn liền với vùng sa mạc khô cằn, trên thực tế lạc đà từng sống ở Bắc Cực. Tuy nghe có vẻ khó tin nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu đã tìm được bằng chứng cho thấy loài vật này từng cư trú ở hòn đảo Ellesmere, Nunavut, vùng cực bắc của Canada. Vì thế các nhà khoa học tin rằng lạc đà đã có bướu từ lâu, và chính đặc điểm này đã giúp chúng tồn tại trong khi nhiều loài khác biến mất. Và có thể bướu của chúng không phải để giữ nước như chúng ta từng nghĩ.

Có gì bên trong bướu của lạc đà, tại sao chúng có thể nhịn khát lâu đến thế? - Ảnh 3.

Quay lại phần bướu của lạc đà, thực chất bên trong chỉ toàn là chứa chất béo. Cụ thể mỗi bướu của lạc đà có thể dữ trự đến 36kg mỡ, giúp cho loài vật này có thể tồn tại trên sa mạc nhiều tuần thậm chí nhiều tháng dù không có thức ăn. Nhiều nhà khoa học tin rằng nhờ vào đặc điểm này đã giúp lạc đà sống sót trong thời gian khắc nghiệt cách đây 3,5 triệu năm, khi trái đất đang trải qua Kỷ Băng Hà. Trong thời gian đó, có rất nhiều động vật có vú đã biến mất, do vậy việc phát triển hệ thống bướu đã cứu sống giống loài này.

Qua thời gian, lạc đà dần di cư qua eo biển Bering tiến vào khu vực Châu Á và Châu Phi. Một lần nữa phần bướu đó lại phát huy công dụng giúp lạc đà thích nghi vào điều kiện thời tiết nóng nổ lửa khắc nghiệt ở sa mạc. Nhờ vào đó, lạc đà có thể sống sót một tuần mà không cần uống nước hay vài tháng mà không cần tới thức ăn.

Có gì bên trong bướu của lạc đà, tại sao chúng có thể nhịn khát lâu đến thế? - Ảnh 4.

Lạc đà được xem là loài động vật duy nhất có thể lưu trữ toàn bộ phần mỡ vào một nơi. Một giả thuyết cho rằng lí do chất béo được tích vào phần lưng mà không phải nơi khác là bởi chiếc bướu này có chức năng giúp con vật cách nhiệt và hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ từ mặt trời hơn. Chính nhờ vào cơ chế này đã rất hữu ích trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, đây được xem là một tính năng quan trọng trong điều kiện thời tiết sa mạc, nơi có sự chênh lệch cao về nhiệt độ giữa ngày vào đêm. Bằng cách này, lạc đà có thể giữ mát cơ thể trong khi đó nhiệt có thể thoát nhanh hơn qua thông qua các bộ phận khác trên cơ thể. So sánh với động vật có vú, những người có nhiều chất béo trên cơ thể, nói thẳng ra là béo tròn thì rất dễ nóng và khó để làm họ cảm thấy mát.

Có gì bên trong bướu của lạc đà, tại sao chúng có thể nhịn khát lâu đến thế? - Ảnh 5.

Chất béo lạc đà chứa rất nhiều loại axit béo, vitamin và khoáng chất. Theo Desert Farm, công ty chuyên bán chất béo lạc đà cho biết 1 muỗng canh chất béo lạc đà chứ đến 40% nhu cầu vitamin B12 hàng ngày của một con người trưởng thành, gấp 3 lần lượng axit oleic so với nguồn thực phẩm dầu dừa. Tuy nhiên, do bướu là trung tâm cung cấp chất dinh dưỡng cho lạc đà, vì thế trong thời gian dài không nạp thực ăn, phần bướu này sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, lạc đà có thể nạp một lượng nước khổng lồ lên đến 115L chỉ trong vòng 10 phút để phần bướu trở lại hình dạng ban đầu.

Có gì bên trong bướu của lạc đà, tại sao chúng có thể nhịn khát lâu đến thế? - Ảnh 6.

Giờ đây khi chúng ta đã biết bên trong phần bướu là mỡ chứ chẳng phải nước. Vậy thì câu hỏi giời đây là làm thế nào để lạc đà có thể chịu đựng việc thiếu nước một thời gian dài như vậy? Thực tế thì không như các loại động vật khác, cấu tạo hồng cầu của lạc đà có hình bầu dục chứ không phải hình tròn. Theo hình trên, ta có thể thấy được khả năng lưu thông máu trong điều kiện đủ nước và thiếu nước giữa lạc đà và loài người.

Khi thiếu nước, các mạch máu bị co cục bộ lại, nhờ vào hình dạng bầu dục của hồng cầu mà khả năng lưu thông máu của lạc đà vẫn không bị ảnh hưởng. Trong khi đó, con người và hầu hết loài động vật khác sẽ không thể tồn tại được trong điều kiện như thế này.

Theo Britannica, Insider biên dịch Tinhte