Một game thủ cho biết: “năm 20 tuổi tôi nghiện rượu, 30 tuổi tôi nghiện game”. Đó là khi bạn dành hết thời gian, nỗ lực cũng như kỳ vọng của mình vào thế giới không thực.
Đây là câu chuyện về Cam. Khi một trong 10 guild hàng đầu của World of Warcraft mời Cam làm chief hunter của họ, những ý nghĩ tự tử của anh đã tăng lên nhiều hơn. Để có được lời mời này, Cam đã dành 16 tiếng mỗi ngày để chơi WoW. Anh nói dối bố mình rằng đã tìm được việc tại một nhà hàng địạ phương. Mỗi ngày, sau khi bố chở đến chỗ làm, anh ta trốn về nhà và chơi WoW. Không việc làm, không tiền lượng, công việc fulltime của Cam là chief hunter.
Cam đã viết thư tuyệt mệnh, và chuẩn bị cho cái chết. Anh khóc vì làm bố thất vọng, vì nhớ món soup Thụy Sỹ mẹ nấu và trên hết anh không còn gì để mất. Tuy nhiên, một người bạn đã rủ Cam đi xem phim Super Bad. Và sau bộ phim đó anh nhận ra kẻ thù của anh không ai khác ngoài chính bản thân.
Và sau 7 năm rưỡi “nghiệp ngập”, Cam đã tỉnh táo trở lại. Cam cho biết: “ Game là liều giả dược. Nó đáp ứng được mọi thứ tôi muốn. Tôi có bạn bè ở trong đó, và họ sát cánh hỗ trợ, bảo vệ tôi”. Game giúp Cam quên đi sự thật rằng anh đã bỏ học trung học, mất đi bạn bè, không còn đủ sức khỏe để chơi khúc côn cầu. Anh ta có một bản sắc riêng trong game. Và rõ ràng, từ "nghiện" giải thích mối quan hệ của anh với các trò chơi đó là sự ám ảnh, rút lui, cưỡng bách, nói dối, thay đổi mọi thứ.
Tới tận bây giờ, các chuyên gia vẫn tranh cãi xem có hay không việc “nghiện game”. Một số ý kiến cho rằng đấy chỉ là triệu chứng “rối loạn chơi game”, và “nghiện” chỉ dành cho heroin, crack, cocaine - những thứ tác động thực tế lên cả cơ thể lẫn tâm trí. Tuy nhiên, Cam là một minh chứng cho không ít game thủ chọn game và bỏ rơi đời thực. Nếu game thủ chơi Fortnite tới tàn tạ cơ thể, cuộc sống bị ảnh hưởng quá mức, thì mọi chuyện đã đi xa hơn hai chữ “rối loạn” khá nhiều.
Bài Poker cũng được xếp vào “rối loạn cờ bạc”. Năm 2013, Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần đã xếp nghiện cờ bạc vào một loại bệnh và đưa ra chuẩn đoán : “Cũng giống như những người nghiện ma túy phải tăng liều, con bạc phải tăng tiền cược. Họ bắt buộc bản thân theo đuổi những điều mạo hiểm, mạo hiểm hơn bao giờ hết. Tương tự như vậy, cả những người nghiện ma túy và những con bạc đều phải chịu đựng các triệu chứng cai nghiện khi tách thứ mà họ mong muốn”. Và game cũng thế.
Công bố cuối năm ngoái và được xác nhận vào tháng trước, bệnh “rối loạn chơi game” đã khiến các phụ huynh “phát sốt”. Các nhà nghiên cứu đã chẩn đoán bệnh “rối loạn chơi game” bằng cách sử dụng 18 phương pháp khác nhau, tạo ra tỷ lệ phổ biến từ 0% đến 45%. Theo WHO, rối loạn chơi game là “ một bệnh khá đặc trưng, game thủ mất khả năng kiểm soát, ưu tiên cho chơi game thay vì các hoạt động khác và ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho game ”. Nhiều game thủ lên tiếng phản đối và cho rằng đam mê của mình đang bị kì thị. "Rối loạn chơi game" là một vấn đề thực sự đối với một nhóm nhỏ các game thủ và không ai muốn cha mẹ dắt mình đến gặp bác sĩ tâm thần chỉ vì đã chơi Xenoblade Chronicles 2 hơn 100 giờ . Kênh BBC cũng khiến nhiều game thủ nhí rơi vào lệnh cấm túc khi đăng tin “chơi 20 tiếng một tuần sẽ nghiện game”.
Nhìn theo một hướng khác, nhiều người từng nghiện game cho rằng đó không phải sở thích, nó đáng sợ hơn khá nhiều. Mọi thứ khác bị lu mờ và bạn chỉ biết có game. Benjamin, một game thủ đã cai được 3 năm cho biết: “ Nếu không nghiện game chắc tôi sẽ nghiện ma túy. Tôi chơi tới 3 hoặc 5 giờ sáng, sau đó ngủ cả ngày”. Benjamin không thể ngừng chơi – anh rớt tốt nghiệp đại học ba lần và mất vị trí trong đội đấu vật mà anh ấy mơ ước. Benjamin từng nhờ một người anh cất dùm “con chuột gaming” để tập trung học. Nhưng chỉ sau một ngày, Benjamin đã lao vào đánh người anh đó để đòi lại con chuột.
Thật ra game không phải vấn đề chính, đa số các game thủ nghiện game đầu từng bị trầm cảm. Họ muốn thoát khỏi thực tại và đó là lý do chính họ lao vào game. Game không hề có lỗi. Nếu không nghiện Game họ cũng vướng vào những thứ khác nguy hiểm hơn như cờ bạc, rượu hay ma túy. Nếu một người dành quá nhiều thời gian cho riêng mình với bất kỳ hoạt động nào, nó có thể đóng vai trò kỹ năng xã hội của họ, khi họ ra ngoài công chúng, họ lo lắng thực tế là địa ngục. Nó đồng nghĩa là bị cô lập, game thủ mất khả năng đối phó với cuộc sống. Điều đó khiến các vấn đề của họ trở nên nặng hơn.
Và giải pháp duy nhất chính là tìm cho người nghiện game một đam mê khác, giúp họ tái hợp với xã hội, thứ mà họ cho rằng đã bị chính nó ruồng bỏ. Cam, nhân vật ở đầu câu chuyện giờ là một vận động viên lướt sóng. Anh chia sẻ câu chuyện của mình để tạo cảm hứng cho các bạn trẻ. Cam hay nói đùa anh không thể lướt sóng 15 tiếng một ngày. Không có level hay rank như trong WoW và phần thưởng lớn nhất là những cơn sóng khổng lồ. Cam chia sẻ: “Hôm qua, khi tôi đi lướt sóng, tôi bắt gặp một cơn sóng lớn. Tôi đã hoàn toàn đắm mình trong khoảnh khắc đó. Tôi không thể tập trung vào bất cứ thứ gì khác”. Nhưng điều quan trọng, Cam nói thêm, là khi anh lướt sóng ra khơi, anh sẽ luôn phải quay trở lại, và anh biết rõ điều gì quan trọng nhất đối với chính mình.