Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con?

Vào thời phong kiến, các vị công chúa thường được gả đi để hòa thân. Đáng tiếc, hầu hết họ đều không thể có con. Bí mật về điều này khiến nhiều người giật mình.

Trong triều đình phong kiến xưa, các hoàng tử được định sẵn sẽ là người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, hoàng đế có tới mấy nghìn cung tần mỹ nữ, con cái cũng không ít, nên chỉ có những hoàng tử xuất sắc mới có cơ hội được vua cha để mắt. Các hoàng tử muốn được như vậy cần phải thông thạo binh pháp, có tài thao lược, được lòng của quân thần. Có thể nói cuộc sống của họ rất mệt mỏi, lại phải cạnh tranh gay gắt với anh em của mình.

Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con? - Ảnh 1.

Các vị công chúa sinh ra đã sống trong nhung lụa, dường như không phải chịu áp lực gì. (Ảnh: Sohu)

Ngược lại với các hoàng tử, các công chúa lại là những người có cuộc sống thoải mái nhất. Từ khi sinh ra, họ đã được hưởng vinh hoa phú quý, sống trong nhung lụa, dường như không phải chịu bất cứ áp lực nào. Thế nhưng, nhiều nhà sử học lại cho rằng, cuộc sống của các công chúa không hề hoàn hảo như chúng ta vẫn tưởng.

Công chúa dù không phải tranh giành ngôi vị nhưng không thể có con

Trên thực tế, các công chúa ngay từ khi sinh ra đều mang một trọng trách lớn trên vai đó là nhiệm vụ hòa thân. Bởi trong lịch sử của các triều đại phong kiến Trung Hoa, để tránh chiến tranh cũng như duy trì mối quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia, chính sách hôn nhân ngoại giao đã ra đời.

Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con? - Ảnh 2.

Nhiệm vụ của các công chúa là gả đi để hòa thân, giúp giữ gìn tình giao hảo giữa 2 quốc gia. (Ảnh: Sohu)

Người lãnh đạo của các quốc gia đều biết rằng, để đất nước phát triển vững chắc họ cần phải có sự ủng hộ của các nước láng giềng. Tuy nhiên, các quốc gia láng giềng cần phải có lý do để đáp ứng yêu cầu này. Vì thế, giữa các quốc gia này sẽ gả các công chúa tới liên hôn. Thế nhưng, một điểm kỳ lạ là các nàng công chúa được gả đi xa đều không thể sinh con. Nguyên nhân của việc này là gì?

Tại sao hầu hết các công chúa không thể sinh con?

Theo ghi chép hồ sơ hoàng thất của các triều đại phong kiến Trung Hoa, đặc biệt là vào thời nhà Thanh, trong số hàng trăm vị công chúa được gả đi, hầu hết họ đều không thể sinh con nối dõi và mất từ khi còn khá trẻ. Thậm chí, nhiều vị công chúa sau khi khám nghiệm thi thể vẫn còn trinh nguyên.

Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con? - Ảnh 4.

Đáng tiếc, dù là lá ngọc cành vàng, không phải tham gia tranh giành quyền lực nhưng các vị công chúa đều không thể có con. (Ảnh: Sohu)

Sau khi tìm hiểu trong các tư liệu lịch sử, các nhà sử học đã tìm ra 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân thứ nhất, đa số các công chúa được gả tới Mông Cổ. Người Mông Cổ vốn là dân du mục, họ thường hiếm khi sống cố định một chỗ. Các công chúa vốn được sống sung sướng từ nhỏ nên khi thay đổi nơi sống khó tránh khỏi không hợp phong thổ, thời tiết nơi đó. Thời gian lâu dần, cơ thể sinh bệnh khiến cho họ khó lòng mang thai.

Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con? - Ảnh 5.

Nguyên nhân thứ nhất là do các công chúa được gả đi xa không quen với phong thổ, khí hậu nên sinh bệnh dẫn tới khó mang thai. (Ảnh: Sohu)

Nguyên nhân thứ hai, các vị công chúa được gả đi xa thường mới chỉ 13-14 tuổi, độ tuổi vẫn còn nhỏ. Họ phải xa cha mẹ, người thân khi còn nhỏ nên thường sẽ vì nhớ nhà mà rơi vào trầm uất khiến việc sinh con càng thêm khó.

Nguyên nhân thứ ba, hoàng cung vốn có rất nhiều quy định hà khắc. Các công chúa từ nhỏ phải chịu ràng buộc của các quy tắc này. Họ phải đặt thể diện quốc gia lên trên hạnh phúc của cá nhân mình. Sau khi thành hôn, công chúa và phò mã sẽ không được ở chung với nhau. Họ sẽ được hoàng đế cấp cho một dinh thự lớn, mọi việc trong đó đều do một nhũ mẫu quản lý. Công chúa và phò mã muốn ở chung với nhau phải được sự đồng ý của nhũ mẫu. Phò mã càng không thể yêu cầu gặp công chúa, họ chỉ có thể đút lót cho nhũ mẫu. Thậm chí, nếu nhũ mẫu không vui, người này có thể dùng đạo đức luân lý để chèn ép công chúa và phò mã. Vì những luật lệ hà khắc như vậy, phò mã và công chúa không có cơ hội gặp nhau nên họ càng khó có cơ hội sinh con.

Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con? - Ảnh 6.

Nhiều quốc gia vì không muốn công chúa nước khác mang dòng giống của họ nên đã ngăn chặn việc công chúa sinh con. (Ảnh: Sohu)

Nguyên nhân thứ tư, bởi vì cuộc hôn nhân của họ là hôn nhân chính trị. Nhiều quốc gia cho rằng, công chúa được gả tới chỉ là "lễ vật", họ tiếp nhận chỉ để giải quyết vấn đề ngoại giao giữa hai nước. Vì thế, nhiều vị hoàng đế còn không cho phép các công chúa sinh con đẻ con mang dòng máu của hoàng tộc nước họ. Do đó, đây cũng là lý do chính khiến nhiều vị công chúa không thể mang thai.

Nguồn: Sohu, 163.