“Người anh em ra đời sau Windows XP 5 năm. Từng được rất nhiều người kỳ vọng, trong đó có tôi. Tuy nhiên, đây lại là một “quả bom xịt” trong gia đình hệ điều hành nhà Windows. Thất bại trên mọi mặt trận từ trải nghiệm người dùng đến phản hồi đầy tiêu cực. Tuy nhiên, Vista vẫn còn một chiến công duy nhất. Đây là điều đúng đắn và hoàn hảo nhất trong một sản phẩm sai lầm."
Vista vô cùng tệ hại. Sau 5 năm gắn bó với XP, người dùng Windows rất mong chờ một sự đổi mới thú vị từ Microsoft khi ngôi sao trẻ Apple đang phất lên nhanh chóng. Tuy nhiên, khi hệ điều hành Vista ra mắt vào tháng 1 năm 2007, nó đã ngay lập tức bị khai tử bởi, vâng, tất cả mọi người . Nó chậm hơn so với XP, có DRM gây phiền nhiễu làm hạn chế đáng kể những gì mọi người có thể làm, và loại bỏ rất nhiều tính năng mà mọi người yêu thích. Hoàn toàn không hề cường điệu khi nói đây là sản phẩm “khủng khiếp nhất” mà Microsoft từng sản xuất. Nhưng Vista đã làm một điều rất, rất đúng, và 11 năm sau, cũng không môt ai có thể phủ nhận chiến tích này của Vista.
Vậy Vista đã đánh dấu chiến tích gì ? đó chính là Translucent design elements – Hiệu ứng thiết kế xuyên suốt.
Quay trở lại với Window Vista, Microsoft giới thiệu Aero, một ngôn ngữ thiết kế từng dự định sẽ là một bản cập nhật trong tương lai cho XP. Tính năng bắt mắt nhất của Aero là chủ đề Glass, có thể làm cho các bảng thông báo hay giao diện người dùng trở nên trong suốt, vô cùng đẹp mắt. Khi được phát hành, nó đã bị chìm giữa hàng loạt lỗ hỏng tồi tệ của Vista, mọi người chỉ nhìn sơ qua nó mà không hề biết rằng Glass hoạt động vô cùng mượt mà và không hề liên quan đến hiệu suất thực tế của hệ điều hành.
Aero sống sót qua Windows 7 - hệ điều hành được đánh giá cao nhất của Microsoft cho đến khi Windows 10 ra đời. Trước đó, trong Windows 8, Microsoft đã giới thiệu một ngôn ngữ thiết kế mới: Metro. Metro thực sự khởi động một xu hướng lớn trong thiết kế giao diện người dùng: các yếu tố thiết kế phẳng - Flat Design. Nhưng Metro vẫn duy trì một số hiệu ứng “làm mờ trong suốt” được giới thiệu trong Aero.
Những hiệu ứng làm mờ này đã đổ bộ sang hệ Windows 10 và dễ dàng được nhìn thấy trong Edge, menu Start và bảng Notifications. Chúng rất phổ biến, một số người dùng Windows 10 thậm chí còn hack hệ điều hành để thêm độ mờ ( translucency) và độ sáng tỏ (transparency )cho nhiều thứ khác !
Xu hướng này không chỉ dành riêng cho Windows. Apple dường như cũng đã được truyền cảm hứng. Đó là bởi vì các nhà thiết kế giao diện người dùng, cũng y hệt như ngành thời trang quần áo, họ chạy theo xu hướng. Ngày xửa ngày xưa, mọi người cố gắng làm cho các biểu tượng ứng dụng của họ trông tròn hơn vì iOS. Sau khi Windows và Android công bố flat design, iOS đã bắt kịp thời đại với iOS 7 vào năm 2013. Và Apple cũng bắt đầu rắc thêm chút ngọt ngào mang tên Translucent design elements – Hiệu ứng thiết kế xuyên suốt.
Các Translucent design elements đầu tiên xuất hiện trong Mac OS X Leopard 10.5 như một tùy chọn để biến thanh menu trở nên mờ dần. Đó là vào tháng 11 năm 2007, gần một năm sau khi Vista ra mắt. Apple nghiêm túc bắt đầu sử dụng Translucent design elements khi iOS 7 bổ sung các menu và thông báo trong suốt vào năm 2013. MacOS 10.10 Yosemite có sẵn Translucent design elements ngay một năm sau đó.
Kể từ đó, cả hai hệ điều hành của Apple đã bổ sung thêm nhiều Translucent design elements hơn. Những bổ sung gần đây nhất xuất hiện trong bản beta cho MacOS Mojave và iOS 12. Đó là bởi vì cả hai đều bổ sung thêm dark translucent elements, dường như điều này làm nổi bật hiệu ứng mờ hơn nữa. Nó gợi nhớ đến cửa kính thủy tinh bị mờ và nhuộm màu. Nó rất hấp dẫn. Đôi khi tôi bị xao lãng vì ngạc nhiên thay vì làm việc.
Bạn chỉ cần nhìn vào Safari là sẽ thấy ngay !
Thật tuyệt, tôi đã sử dụng Safari thay vì Chrome để tôi có thể xem nội dung tôi lướt qua bị mờ dần khi nó chạm vào khung trình duyệt.
Các yếu tố trong suốt, mặc dù không phổ biến trên iOS, nhưng vẫn luôn có mặt ở đó - đặc biệt là trong bản beta iOS 12, các bảng màu trắng sặc sỡ trong trung tâm thông báo đa biến mất, tay vào đó là một cái nhìn tối mờ, trong suốt và tinh tế hơn.