Digimon Story: Cyber Sleuth – Hacker’s Memory, tựa game hấp dẫn không thể bỏ lỡ

Nếu là fan của tựa game Digimon Story: Cyber Sleuth thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua phiên bản tiếp theo vô cùng hấp dẫn của trò chơi này: Memory’s Hakcer.

Đa phần phiên bản sau của hầu hết các tựa game đều cố gắng cải tiến cốt truyện, hoặc thậm chí là thay đổi hoàn toàn so với các tựa game gốc. Tuy nhiên, Digimon Story: Cyber Sleuth – Hacker’s Memory lại không phải là một dạng game như vậy. Nếu như chưa từng chơi thử phiên bản gốc của Cyber Sleuth, nhiều khả năng bạn sẽ bị bỡ ngỡ đôi chút đấy.

Ra mắt vào năm 2016, không mất nhiều thời gian để tựa game này chiếm được nhiều cảm tình của các game thủ. Cyber Sleuth kể câu chuyện về một thiếu niên, người bị cuốn vào các bí ẩn xoay quanh gián điệp của công ty, tin tặc, và nhất là sự lẫn lộn giữa thế giới số cũng như thế giới thực. Trong game, những nhiệm vụ phụ đôi khi cứ lặp đi lặp lại, nhưng điều khiến các game thủ cảm thấy lôi cuốn nhất lại là hàng trăm con Digimon tuyệt đẹp mà có thể ít người nhận ra được.

Cụ thể, câu chuyện bắt đầu với Keisuke – một học sinh trung học bình thường. Nhưng rồi một ngày, nhân dạng trực tuyến của cậu bất ngờ bị khám phá bởi một hacker bí ẩn. Và điều này chắc chắn là vô cùng nguy hiểm, đẩy Keisuke vào nỗi sợ hãi vô hình. Cho tới khi, một kẻ giấu tên khác thuyết phục Keisuke rằng, cách duy nhất để cậu tự bảo vệ bản thân là gia nhập vào một nhóm hacker khác, mang tên Hudie để có thể khám phá thế giới bí ẩn của Eden, cũng như theo dõi và tìm ra kẻ đã hack nhân dạng của cậu.

 Keisuke – nhân vật chính của tựa game

Keisuke – nhân vật chính của tựa game

Và nên nhớ rằng, tựa game này như một câu chuyện phụ ngoài lề. Thế nên, Hacker’s Memory có thể giúp người chơi thêm một lần nữa trải nghiệm, xem lại các sự kiện, những gì mình đã trải qua trong phiên bản Cyber Sleuth gốc với một góc nhìn mới, đa chiều và sâu sắc hơn. Nó cũng mang lại và giải đáp phần nào một số bí ẩn, nhất là ở tuyến nhân vật phụ, những người không được, hoặc rất hiếm khi nhắc tới trong phần gốc của tựa game này.

Thế mới nói, nếu chưa chơi tựa game gốc, nhiều khi bạn sẽ thấy khó hiểu với cốt truyện có phần hơi thiếu liên kết của Hacker’s Memory đấy. Và chắc chắn rằng khi làm như vậy, trải nghiệm của bạn với Hacker’s Memory sẽ không bao giờ được trọn vẹn, nếu không muốn nói là tồi tệ đâu. Chẳng ai chơi game cảm thấy vui khi không hiểu rõ về cơ chế, cũng như cốt truyện, mà nhất là với các tựa game về Digimon nữa.

 Những con Digimon xinh xắn là thứ làm nên sự thú vị trong tựa game này

Những con Digimon xinh xắn là thứ làm nên sự thú vị trong tựa game này

Rất nhiều địa điểm, cả trong thế giới thực, lẫn thế giới số trong Hacker’s Memory đều được nâng cấp từ tựa game gốc. Mặc dù có thêm tới gần 100 Digimon, nhưng về cơ bản, hai phiên bản này vẫn khá giống nhau trong cách nuôi, huấn luyện và nâng sức mạnh cho chúng. Tuy rằng cũng không thể phủ nhận nỗ lực của Masafumi Takada – nhà soạn nhạc tài ba đã tạo ra các bản remix khác biệt so với bản gốc, nhưng dường như đó cũng là sự thay đổi lớn và dễ nhận ra nhất giữa hai phần.

 Chế độ Domination Battles mới mẻ

Chế độ Domination Battles mới mẻ

Ngoài ra cũng không thể bỏ qua một cơ chế chiến đấu mới, đó chính là Domination Battles, chế độ mà hai nhóm hacker đối mặt với nhau trên cùng một sân đấu. Kẻ chiến thắng sẽ là người có tất cả, và đó cũng là điều tạo nên sự thú vị đối với phiên bản lần này. Hãy nhớ thật kỹ nhé, nếu như chưa chơi phiên bản gốc của Digimon Story: Cyber Sleuth thì đừng nên chạm vào Digimon Story: Cyber Sleuth – Memory’s Hakcer. Tốt nhất hãy cứ làm theo quy luật vận động của tự nhiên, đi từ bản gốc tới bản phụ. Đừng cố gắng chơi bản phụ để tìm hiểu bản gốc, bạn sẽ chẳng hiểu gì đâu.