Trên tất cả, Dragon Ball và các phần mở rộng của nó là câu chuyện về chiến đấu. Mặc dù Goku đã trở thành hình mẫu kinh điển, đầy lý tưởng cho các thế hệ shonen sau này, nhưng không thể phủ nhận rằng những mối quan hệ mà Goku có đều được xây dựng dựa trên cả bạo lực và hòa bình như đối với Vegeta. Trong nhiều thập kỷ kể từ khi ra mắt chính thức, Vegeta đã dần trở thành một trong số những nhân vật được yêu thích nhất. Ngoài việc là nhân vật lớn lên cùng các thế hệ fan, thì sự phát triển tuyệt vời về nội tâm lẫn sức mạnh của Vegeta cũng góp phần tạo lên sức hút cho nhân vật. Vegeta không chỉ là nhân vật làm nền cho sức mạnh cho Goku, mà anh ta đã trở thành một nhân vật độc lập, giúp hoàn thiện những khuyết điểm của nhân vật chính.
Các nhân vật thứ chính thường được xem là một cách tiếp cận đối lập nhưng bổ sung, liên quan chặt chẽ đến lý tưởng, tính cách lẫn sức mạnh của nhân vật chính. Điều này được thể hiện rất rõ ở Vegeta. Trái với Goku, Vegeta bất an, kiêu hãnh và hơi khó gần. Goku luôn gặp rắc rối vì việc suy nghĩ mọi thứ quá đơn giản, Vegeta lại luôn có sự đấu tranh nội tâm, nghi ngờ năng lực của bản thân, dẫn đến nỗ lực không mệt mỏi nhằm bắt kịp Goku của anh. Chính sự tương phản giữa hai nhân vật trong mọi mặt đã giúp khán giả hiểu rõ hơn về mỗi nhân vật. Trong Dragon Ball Super, khi Goku và Vegeta cùng đi đến đoạn kết của arc, những ý nghĩa của sự tương phản này trở nên rất rõ ràng. Goku sở hữu quá nhiều đức tính chuẩn mực của một người cùng cổ điển, thế nên đôi lúc anh không có cơ hội để bộc lộ tâm tư lẫn phát triển tính cách. Sự xuất hiện của Vegeta cũng như cuộc cạnh tranh giữa hai cư dân Saiyan cuối cùng đã giúp giải quyết vấn đề này. Vegeta luôn đối đầu với Goku về lý tưởng lẫn sức mạnh, anh ra giúp cho câu chuyện xoay quanh Goku trở nên hoàn thiện hơn và cho Goku cơ hội thể hiện nội tâm, suy nghĩ trước một vài vấn đề.
Trong Dragon Ball Z, người Saiyan và Vegeta ngược lại hoàn toàn với một Goku mạnh mẽ, đáng yêu. Người Saiyan tạo ra sức mạnh từ ý thức khi xem chủng tộc của họ là trên hết và tính cách hiếu chiến. Thậm chí, ở phần kết của series, người Saiyan còn đại diện cho điều gì đó khủng khiếp hơn: mức độ hủy diệt của Ego. Theo nghĩa này, Vegeta đại diện cho toàn bộ sức mạnh cũng như giới hạn ý chí và khát vọng của một cá nhân mà người Saiyan có.
Vị hoàng tử từng bị ảo tưởng che mờ được người bạn kiêm đối thủ không đội trời chung đánh thức. Không giống như Goku, câu chuyện của Vegeta thú vị và rắc rối hơn đôi chút. Đó là câu chuyện về việc cố khôi phục tinh thần chiến đấu, sử dụng nỗ lực tự thân để vươn lên ngang hàng với “thiên tài” cũng như đạt được trạng thái sức mạnh ý chí tuyệt đối.
Sau khi trải qua quá nhiều cột mốc quan trọng, thất bại và khổ nạn, Ultra Ego là đại diện cho đỉnh cao ý chí của quá trình dài mà Vegeta đã trải qua. Anh ta chấp nhận và sử dụng cơn giận, nỗi đau, tính cách hiếu chiến của người Saiyan, đặt tất cả mọi thứ anh ta có vào cuộc chiến. Nếu Goku đại diện cho thiên tính con người, Vegeta đại diện cho nỗ lực. Họ bổ sung và giúp cho câu chuyện về nhau trở nên trọn vẹn hơn.
Goku và Vegeta: Âm và Dương trong văn hóa phương Đông
Trong khi Ultra Instinct và Ultra Ego tương ứng với tính cách lẫn quá trình rèn luyện của Goku và Vegeta, thì vai trò của bản thân hai nhân vật ở phần Dragon Ball Super cũng rất ấn tượng. Họ rời khỏi vai trò bạo lực vốn có để phản ánh một phần triết lý của phương Đông. Hai nhân vật vừa mâu thuẫn, vừa bổ sung nhưng luôn gắn liền với nhau, tạo ra hy vọng lẫn các giải pháp giải quyết những tình thế khó nhằn nhất.