Megalodon là một con quái vật biển cổ đại gần giống với cá mập trắng hiện đại. Sinh vật hung dữ, sở hữu bộ hàm có chiều rộng hơn 2m này được cho là đã tuyệt chủng từ thế Thượng Tân (khoảng 2,588 triệu năm trước), tuy nhiên, vẫn có những giả thuyết cho rằng chúng còn tồn tại đâu đó dưới đáy đại dương cho đến tận ngày nay.
Cá mập Megamouth Shark
Cá mập Megamouth được nhiều xem là bằng chứng cho giả thuyết cho rằng Megalodon còn tồn tại. Trong thực tế, loại siêu cá mập có kích thước khổng lồ (tương đương cá mập voi và cá nhám phơi nắng) chỉ mới được các nhà khoa học tìm ra vào năm 1976.
Sở dĩ chúng che giấu được sự tồn tại của mình lâu như vậy dù sở hữu một thân hình đồ sộ là nhờ tập tính sinh sống sâu dưới đáy đại dương, cụ thể hơn là tại những khu vực con người gặp khó khăn trong việc thám hiểm. Cá mập Megamouth chỉ nổi lên bề mặt vào ban đêm. Do đó, dựa vào trường hợp của Megamouth, nhiều người phỏng đoán Megalodon vẫn còn tồn tại, có điều chúng sống ở nơi nào đó mà con người không có đủ khả năng tìm đến.
Trường hợp kỳ lại của cá vây tay Coelacanth
Cá vây tay Coecanth là loại cá đã tồn tại từ khoảng 410 triệu năm trước. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học chẳng biết gì nhiều về nó ngoài những mẫu hóa thạch có từ kỉ Devon và một số thông tin chung chung như chúng nặng khoảng 80kg, dài đến 2m, có tuổi thọ cao đến 60 năm. Người ta cho rằng cá vây tay Coecanth đã bị tuyệt chủng từ kỷ Phấn Trắng (khoảng 65 triệu năm trước – trước cả Megalodon).
Tuy nhiên, đến năm 1938, loài cá này lại đột nhiên được tìm thấy ở ngoài khơi ven biển phía đông Nam Phi. Kể từ đó, chúng xuất hiện ở một loạt địa điểm khác như Kenya, Tanzania, Mozambique... Cho đến giờ, trường hợp của cá vây tay Coecanth vẫn được xem là lời nhắc nhở cho giới khoa học về những bất ngờ mà đại dương có thể tạo ra. Trường hợp này cũng củng cố thêm niềm tin của những người theo đuổi giả thuyết liên quan đến sự tồn tại của siêu cá mập cổ đại Megalodon.
Bộ phim tài liệu của kênh Discovery Channel: Megalodon: The Monster Shark Lives
Mặc dù trường hợp của cá mập Megamouth và cá vây tay Coecanth giúp cho giả thuyết về Megalodon trở nên thuyết phục hơn. Nhưng phần lớn những người ủng hộ lại chịu ảnh hưởng từ các bộ phim tư liệu giả tưởng lấy cảm hứng từ truyền thuyết cổ. Một trong số đó là bộ phim gây tranh cãi do Discovery Channel sản xuất và trình chiếu. Các giả thuyết mà bộ phim này đưa ra có sức ảnh hưởng đến mức sau đó không lâu, người ta đã phải thành lập một hội đồng thẩm định lại nội dung.
Vào Tuần lễ Cá mập năm 2013, Discovery Channel đã giới thiệu bộ phim tài liệu giả tưởng có tên 'Megalodon: The Monster Shark Lives'. Bộ phim kể về nhóm các nhà sinh vật học đại dương lên đường tìm kiếm một con cá mập trắng có kích thước siêu khổng lồ và cuối cùng họ tìm ra Megalodon.
Sau khi bộ phim này được phát sóng, hàng loạt các báo cáo về sự tồn tại của Megalodon đột nhiên xuất hiện. Tuy nhiên, phần lớn những báo cáo này sau đó đều được xác định là hư cấu hoặc sai lệch về kiến thức đại dương do chịu ảnh hưởng từ bộ phim của Discovery Channel.