Giải mã hành động đập vỡ mũi tượng của những kẻ đào mộ, quả nhiên chuyện tâm linh không thể đùa

Tại sao những kẻ trộm mộ phải phá hủy phần mũi của tượng bất chấp việc điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị cổ vật? Câu trả lời hoàn toàn xuất phát từ niềm tin tâm linh cổ xưa của người Ai Cập.

Trên thế giới có rất nhiều bức tượng hoặc phù điêu được lấy ra từ các lăng mộ Ai Cập cổ. Điểm chung mà người ta có thể dễ dàng nhận thấy ở những bức tượng này là chúng thường có phần mũi bị phá hủy. Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải như tượng bị phá hủy do điều kiện tự nhiên hoặc bí ẩn hơn là do chính những kẻ trộm mộ. Nhưng tại sao những kẻ trộm mộ phải phá hủy phần mũi của tượng bất chấp việc điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị cổ vật? Câu trả lời hoàn toàn xuất phát từ niềm tin tâm linh cổ xưa của người Ai Cập.

Giải mã hành động đập vỡ mũi tượng của những kẻ đào mộ, quả nhiên chuyện tâm linh không thể đùa - Ảnh 1.

Những bức tượng mang sức mạnh siêu nhiên của người Ai Cập cổ

Văn hóa của người Ai Cập cổ rất coi trọng tranh ảnh và tượng có hình người, đặc biệt là có hình các vị thần. Họ cho rằng trong hình ảnh này có một vị thần trú ngụ. Ngay cả với những người phàm, linh hồn của họ sau khi chết đi cũng sẽ hiện diện ở tranh hoặc tượng của họ. Thế nên các bức tượng được xem là cầu nối giữa thế giới tâm linh với đời thường.

Giải mã hành động đập vỡ mũi tượng của những kẻ đào mộ, quả nhiên chuyện tâm linh không thể đùa - Ảnh 2.

Không chỉ tượng mà các hình vẽ cũng bị xóa phần mũi

Trong các lăng mộ, người sống thường sẽ cúng cho người đã khuất những món quà giá trị như thực phẩm hoặc tiền bạc. Còn ở các đền thờ, tượng thần sẽ có những món quà do Pharaoh đương nhiệm hay các quan lại trong triều đình dâng tặng nhằm cầu xin sự bảo hộ cho vương quốc. Vì giá trị kinh tế mà các lễ vật thờ cúng này đem lại mà những địa điểm linh thiêng này sau đó trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Giải mã hành động đập vỡ mũi tượng của những kẻ đào mộ, quả nhiên chuyện tâm linh không thể đùa - Ảnh 3.

Tuy nhiên, với những kẻ liều lĩnh này, lời nguyền cũng như các truyền thuyết về sự trừng phạt của Pharaoh luôn cực kỳ đáng sợ.

Đập mũi tượng để hủy đi sinh khí

Người Ai Cập cổ xem phần mũi trên các bức tượng rất quan trọng. Vì dù tượng không hít thở không khí, nhưng các bức tượng có sinh lực và sinh lực sẽ đi qua mũi, tức đường thở của con người.

Giải mã hành động đập vỡ mũi tượng của những kẻ đào mộ, quả nhiên chuyện tâm linh không thể đùa - Ảnh 4.

Vào thời cổ xưa, người Ai Cập đã tổ chức các nghi lễ cho tượng, trong đó có nghi lễ "mở miệng". Người ta sẽ bôi dầu và tiến hành một số bước nghi thức để tượng có thể ăn uống và thở. Nghi lễ này được cho là sẽ đem lại sức sống lẫn quyền năng cho tượng.

Chính từ quan niệm này, những kẻ trộm mộ thường chọn đâp vỡ phần mũi của các bức tượng để hủy đi sinh lực để ngăn người chết hoặc thần thánh trả thù. Ngoài những kẻ trộm mộ bản xứ, người phương Tây trong giai đoạn đầu mới đến Ai Cập cũng hủy nhiều bức tượng với niềm tin ngăn chặn "những con quỷ ngoại đạo" hồi sinh.

Giải mã hành động đập vỡ mũi tượng của những kẻ đào mộ, quả nhiên chuyện tâm linh không thể đùa - Ảnh 5.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng đề cập đến yếu tố văn hóa của người Ai Cập. Bởi trong thời kỳ cổ đại, tại các nền văn hóa như Nam Mỹ, châu Âu Trung cổ, Ấn Độ và Ả Rập thường sử dụng hình phạt "cắt mũi" với những tội nhân của mình. Trường hợp tiêu biểu có thể kể đến là Hoàng đế Justinian II của Byzantine, sau khi lật đổ Justitnian, những kẻ phản loạn đã cắt mũi để ngăn ông quay lại đòi ngôi.