Giản – Vũ khí thần thánh trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng vô dụng trên chiến trường

Giản chính là một trong số các vũ khí tiêu biểu cho việc được thần thánh hóa trong tiểu thuyết võ hiệp nhưng thực tế cực kỳ bất hợp lý trong chiến tranh.

Mục đích ban đầu của vũ khí là để phục vụ những cuộc giao chiến. Vì thế, để đánh giá tính hữu dụng của một món vũ khí, người ta thường dựa vào những tiêu chí: dễ sử dụng, giá thành rẻ và dễ sản xuất. Phần lớn những loại vũ khí phổ biến trong chiến tranh như kiếm, giáo, cung tên,..đều có thể học sử dụng nhanh, sản xuất hàng loạt được.

Giản – Vũ khí thần thánh trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng vô dụng trên chiến trường - Ảnh 1.

Tuy nhiên, trong lịch sử cũng từng có những món vũ khí được thiết kế đi ngược lại cả ba tiêu chí quan trọng trên, và khi đó chúng được xem là những loại vũ khí vô dụng trên chiến trường.

Thanh giản được thần thánh hóa như thế nào?

Theo cấu tạo thường, một thanh giản dài khoảng 80 – 120 cm, được đúc bằng thép nguyên khối. Cân nặng của chúng thường vào khoảng 1,2 – 1,8kg. Hình dạng chung của giản sẽ khá giống với kiếm, có cán và đuôi tròn nhưng phần thân lưỡi dày, có hình trụ góc cạnh. Giản thường được chia thành 9 đốt hoặc chia theo số cạnh ở phần thân là 4 cạnh và 6 cạnh.

Giản – Vũ khí thần thánh trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng vô dụng trên chiến trường - Ảnh 2.

Cấu tạo nặng nề nên trong nhiều miêu tả, giản được cho là dạng vũ khí phù hợp với người có sức vóc. Cách dùng đơn giản là va đập như chùy nhưng sức sát thương cao, có thể lấy mạng đối thủ mặc áo giáp.

Và thực tế không mấy hữu dụng trên chiến trường

Tuy được miêu tả khá thần thánh và lợi hại, nhưng nếu xét trên chiến trường, giản gần như là món vũ khí mà không ai muốn sử dụng. Lý do là bởi giản không đáp ứng các tiêu chí cơ bản của vũ khí chiến tranh.

Giản – Vũ khí thần thánh trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng vô dụng trên chiến trường - Ảnh 3.

Về lực sát thương: do cấu tạo chỉ là một thanh trụ sắt thép có phần chuôi cầm gần giống với chuôi kiếm, thế nên giản không có điểm dồn lực. Khác với chùy Âu hoặc búa, những vũ khí tuy có hình dạng gần giống nhưng phần đầu vũ khí luôn được dồn trọng lượng tối đa để tăng hiệu quả sát thương khi vung. Ngoài ra, giản có đầu tròn nên chỉ có thể dùng lực va đập, còn dùng lực đâm gần như là bất khả thi.

Giản – Vũ khí thần thánh trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng vô dụng trên chiến trường - Ảnh 4.

Khó sử dụng: Kỹ thuật sử dụng giản cũng là một vấn đề khác. Với cân nặng 1,2 – 1,8kg, gần như người dùng sẽ phải kết hợp cả hai tay để nâng và vung. Các vũ khí sử dụng hai tay thường đòi hỏi thời gian luyện tập dài hơn để người dùng sử dụng thành thục. Bên cạnh đó, việc dùng vũ khí bằng hai tay trên chiến trường khá bất tiện, trong khi nếu thay bằng chùy Âu hoặc búa thì người lính hoàn toàn có thể dùng một tay và kết hợp với khiên chắn.

Ngay cả khi sử dụng độc giản (phiên bản có thể dùng một tay của giản) thì sức sát thương của vũ khí cũng vấn thua kiếm ở lực đâm và không bằng búa hay chùy Âu ở lực va đập.

Giản – Vũ khí thần thánh trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng vô dụng trên chiến trường - Ảnh 5.

Sản xuất rất tốn kém: Cấu tạo của giản là trụ sắt, thép đặc, rất tốt nguyên liệu. Thế nên, chế tạo ra nó cũng không đơn giản. Đấy là còn chưa kể đến việc người ta còn phải tạo hình để phân biệt các loại giản. Do đó, nếu xem xét hiệu quả sử dụng không tương xứng với chi phí sản xuất, giản không phải sự lựa chọn tốt cho một đội quân.

Tuy khá vô dụng trên chiến trường, nhưng không thể phủ nhận rằng giản là loại vũ khí lý tưởng trong nội thành. Giản phù hợp cho việc trấn áp tội phạm mà không gây sát thương cao. Có lẽ cũng vì lý do này mà ngày nay, mẫu ba trắc dùng cho các lực lượng an ninh có hình dạng tương đối giống giản.