Hiệu ứng ký ức giả Mandela và sự va chạm của các thế giới song song

Hiệu ứng Mandela (Mandela Effect) là tên gọi của hiện tượng nhiều người ghi nhớ và có chung một ký ức không có thật trong thực tế.

Nó được nhắc đến lần đầu tiên bởi nhà tư vấn hiện tượng Fiona Broome khi cô đề cập đến sự kiện nhà lãnh tụ nổi tiếng người Nam Phi Nelson Mandela đã qua đời trong tù và có những miêu tả rất chi tiết về sự kiện dù nó không hề xảy ra trên thực tế. Cho đến nay có rất nhiều lời giải thích được đưa ra để lý giải về Mandela Effect nhằm trả lời cho câu hỏi: Liệu những người chịu tác động của Mandela Effect có đang nói dối? Hay họ đã thực sự trải qua "sự kiện" đó?

Mandela Effect – một dạng hiệu ứng đáng sợ hơn Déjà vu

Về cơ bản, Mandela Effect có biểu hiện gần giống với Déjà vu khi một người có cảm giác quen thuộc trước một sự vật hoặc hiện tượng chưa bao giờ xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, điều khiến Mandela Effect có vẻ đáng sợ hơn đó là ký ức này xuất hiện với nhiều người khác nhau. Họ có thể không hề quen biết, thậm chí sống ở những khu vực cách biệt nhưng lại cùng nhớ đến một sự kiện giả giống hệt nhau.

Hiệu ứng ký ức giả Mandela và sự va chạm của các thế giới song song - Ảnh 1.

Cựu tổng thống Nelson Mandela qua đời vào năm 2013 nhưng nhiều người lại nhớ rằng ông đã qua đời từ thập niên 80

Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như Fiona Broome có ấn tượng về nhân vật lịch sử đình đám, phần lớn Mandela Effect vẫn xảy ra trong đời sống thường ngày và với bất cứ ai. Điển hình nhất là việc nhiều người có ấn tượng sai lệch đối với phần nào đó trong một logo thương hiệu như Kit-Kat thay vì Kit Kat, hoặc rõ ràng hơn là khi ghi nhớ câu thoại phim tâm đắc nhưng thật ra nó chưa bao giờ được nhắc đến…

Mandela Effect là kết quả của sự va chạm giữa các thế giới song song hay xáo trộn của time-travel?

Khi có một số lượng lớn người cùng gặp phải Mandela Effect, họ khăng khăng ký ức trong quá khứ và được nhắc đến như là Chứng bịa chuyện (Confabulation Syndrome) trong tâm thần học. Người ta đã đưa ra nhiều cách giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này.

Giả thuyết đầu tiên được nhắc đến nhiều, đó là Mandela Effect xảy ra do sự va chạm của các thế giới song song dẫn đến việc trao đổi dữ liệu giữa các thế giới với nhau. Sự trao đổi này tạo ra những ký ức lẫn lộn giữa các thế giới và khiến người chịu ảnh hưởng ghi nhớ hoặc có ấn tượng với ký ức vốn không có thật.

Hiệu ứng ký ức giả Mandela và sự va chạm của các thế giới song song - Ảnh 2.

Pikachu có vệt đen ở đuôi hay không?

Ngoài ra, giả thuyết khác có liên quan đến Mandela Effect là nó được tạo ra từ Butterfly Effect (Hiệu ứng bươm bướm). Cụ thể hơn, sự du hành thời gian đã diễn ra ở đâu đó, gây ra Butterfly Effect làm đảo lộn những sự việc trong quá khứ, sự thay đổi này dẫn đến sự xáo khác, kết quả là thực tại bị thay đổi theo. Tuy nhiên, những người chịu Mandela Effect lại không hề bị thay ký ức, vậy nên họ vẫn mang ký ức trước khi bị xáo trộn – cái vốn không còn đúng trong dòng thực tại mới sau khi Butterfly Effect diễn ra.

Hiệu ứng ký ức giả Mandela và sự va chạm của các thế giới song song - Ảnh 3.

Looney Toons hay Looney Tunes mới đúng?

Còn đối với các chuyên gia nghiên cứu về False Memory nói chung trong ngành tâm thần học, Mandela Effect đôi khi được giải thích là do quá trình tiếp nhận dữ liệu của não bộ gặp phải sự nhầm lẫn.

Hiệu ứng ký ức giả Mandela và sự va chạm của các thế giới song song - Ảnh 4.

Kit Kat có gạch giữa không nhỉ?

Website về Mandela Effect

Quay trở lại với trường hợp của Fiona Broomer, năm 2010 cô đã lập ra trang web để thu thập thêm thông tin về hội chứng này. Thực tế cho thấy, khi Fiona chia sẻ ký ức giả của mình tại hội nghị Dragon Con (hội nghị đa thể loại, diễn ra hằng năm tại Atlanta, Georgia) về sự kiện Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời trong tù vào thập niên 80, rất nhiều người cũng đã khẳng định mình có ký ức về sự kiện đó.

Hiệu ứng ký ức giả Mandela và sự va chạm của các thế giới song song - Ảnh 5.

Fiona Broomer - Người đầu tiên nhắc đến Mandela Effect

"Tôi tưởng Nelson Mandela đã chết khi trong tù. Tôi nghĩ là tôi nhớ sự kiện này rất rõ ràng, đầy đủ với những đoạn phim về đám tang, sự buồn rầu tang tóc ở Nam Phi, một số bạo loạn trong thành phố, và bài diễn thuyết chân thành từ người vợ góa của ông." - Fiona Broomer