Hội chứng Lavender đầy ám ảnh trong thế giới Pokémon có thật sự tồn tại?

Nhiều người cho rằng hội chứng này thật sự có thực, nhưng cũng có những ý kiến cho rằng đây chỉ là điều tầm phào.

Những game thủ đã lớn lên cùng với bản Pokémon thế hệ 1 chắc hẳn sẽ không quên được thị trấn Lavender, nơi có Tháp Pokémon 7 tầng chứa đầy bia mộ của các Pokémon đã qua đời. Tòa tháp là địa điểm mà người chơi có thể chạm trán với các Pokémon hệ Ghost và đặc biệt là con Marowak bí ẩn ở trên đỉnh tháp. Toàn bộ thị trấn tạo ra một cảm giác rùng rợn với một bài nhạc nền 8-bit âm hưởng cao tưởng như êm dịu (nhưng vô cùng chói tai) của nó.

Hội chứng Lavender đầy ám ảnh trong thế giới Pokémon có thật sự tồn tại? - Ảnh 1.

Mặc dù ngày nay người chơi ở mọi lứa tuổi đều yêu thích series Pokémon, nhưng series vẫn chủ yếu nhắm đến trẻ em, với các nhân vật chính của mỗi phần đều là thiếu niên từ 10 đến 15 tuổi. Điều này không ngăn những phát triển game đưa một số đề tài đen tối vào trò chơi, điều này được cho là đã giúp cho series được yêu thích hàng chục năm sau khi phát hành.

Kể từ khi game mới ra mắt, người hâm mộ đã đưa ra nhiều giả thuyết và tin đồn xung quanh series thân thiện với trẻ em này. Một trong những tin đồn xoay quanh việc nhạc nền rùng rợn của Thị trấn Lavender đã gây ra sự tự tổn thương thể chất hoặc thậm chí ý muốn tự tử cho những trẻ em Nhật Bản chơi phiên bản đầu tiên của trò chơi, Pokémon Red và Pokémon Blue, sau khi phát hành tại Nhật Bản vào năm 1996.

Hội chứng Lavender đầy ám ảnh trong thế giới Pokémon có thật sự tồn tại? - Ảnh 2.

Tin đồn cho rằng những đứa trẻ này bị một loạt bệnh bao gồm đau đầu, chảy máu cam, mất ngủ, cáu kỉnh và thậm chí có tin đồn khoảng 200 thiếu niên đã tự tử vào mùa xuân năm 1996, đặc biệt là sau nghe âm nhạc cao vút của Thị trấn Lavender. Hiện tượng này kể từ đó được gọi là "Hội chứng Thị trấn Lavender", và xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2010 trên Creepypasta, một trang web nổi tiếng với việc biên soạn những câu chuyện và truyền thuyết kinh dị.

Tin đồn này trở nên nổi tiếng hơn khi những người đóng góp cho giả thuyết đưa ra bằng chức về những cuộc thử nghiệm trò chơi Pokémon đầu tiên với beat nhạc hai tai, một loại ảo giác thính giác và việc bài nhạc được thay đổi trong các phiên bản tương lai của trò chơi. Được cho là phiên bản đầu tiên của Pokémon: Red và Green chứa các âm cao mà tai người lớn đã phát triển đầy đủ không thể nghe thấy.

Do đó, chỉ trẻ em bị ảnh hưởng và thậm chí còn nhiều hơn nếu chúng sử dụng tai nghe. Những người đóng góp sau đó cho tin đồn này đề cập đến việc các phiên bản đầu tiên của trò chơi đã bị thu hồi một cách âm thầm như thế nào và một cựu nhân viên của Game Freak tên là Satou Harue đã làm rò rỉ thông tin từ Game Freak bao gồm các vụ tự tử của trẻ em và các bệnh đến bài nhạc của Thị trấn Lavender.

Hội chứng Lavender đầy ám ảnh trong thế giới Pokémon có thật sự tồn tại? - Ảnh 3.

Dù những tuyên bố này nghe rất đáng sợ, nhưng những người ủng hộ chưa hề đưa ra bằng chứng thực tế nào. Không có dữ liệu nào chứng minh mối tương quan giữa việc chơi trò chơi và các vụ tự tử ở trẻ em từ năm 1996, hay việc các đĩa game đã từng được thu hồi. Ngoài ra, nhà soạn nhạc Pokémon Junichi Masuda trên thực tế đã thay đổi nhạc nền của Thị trấn Lavender sau bản phát hành đầu tiên, và thậm chí còn làm cho giai điệu vui tươi hơn trong Pokémon Gold, Silver và Crystal.

Tuy nhiên, điều này có nhiều khả năng do trong các trò chơi thế hệ thứ hai, Tháp Pokémon đã bị đập đi và thay thế bằng Tháp Đài Kanto. Có khả năng là sự phát triển của Thị trấn Lavender là để cố tình tránh khỏi sự kỳ thị không đáng có liên quan đến bản gốc nữa cả.

Đối với những tuyên bố của Satou Harue, không có bằng chứng nào về những thông tin được rò rỉ, rằng anh ta đã làm việc cho Game Freak, hoặc thậm chí đã từng tồn tại. Trên thực tế, việc tìm kiếm cái tên ấy trên Google chỉ thu được các bài báo liên quan đến tin đồn về Hội chứng Thị trấn Lavender. Không có gì ngạc nhiên khi lời đồn này này trở thành một hiện tượng mạng được bàn tán nhiều đến vậy.