"Bảo vệ loài người, tiêu diệt loài quỷ" là lời ám thị mà Cựu Thủy Trụ Urokodaki Sakonji đã gieo vào đầu óc Nezuko. Nhờ có nó mà Nezuko mới có thể sát cánh chiến đấu cùng anh trai Tanjiro. Ám thị mạnh mẽ này hoạt động dựa vào đâu? Bài viết hôm nay sẽ phân tích bằng một góc nhìn có chút thực tế để các bạn cùng tham khảo.
Cựu Thủy trụ Urokodaki Sakonji (Anime tập 2)
Tình tiết này khá hợp lý nếu xét theo góc độ phân tâm học, bởi nó ít nhiều dựa trên cơ sở nhận thức não bộ. Theo nhà phân tâm học Sigmund Freud, tâm trí của chúng ta chia làm ba cấp độ theo độ sâu như sau: Ý thức, tiền ý thức và vô thức. Thực ra còn một cấp độ nữa là "tiềm thức " là cấp độ ở dưới "ý thức" nhưng sâu và khó chạm hơn "tiền ý thức ". Tuy nhiên, do nó dễ bị nhầm lẫn với "vô thức" nên Sigmund Freud loại bỏ thuật ngữ "tiềm thức " trong học thuyết của mình.
Thầy Urokodaki chăm sóc Nezuko (anime tập 2)
Nezuko hóa quỷ (Anime tập 1)
Mới đầu hóa quỷ, Nezuko có thể chống lại cơn khát máu trong mình chỉ bằng ý chí của bản thân. Không những vậy, cô bé còn có ý thức riêng khi mà sẵn sàng nhảy ra che chắn cho anh trai vì cho rằng Thủy trụ Giyu có ý định làm hại Tanjiro.
Nezuko khóc và ngừng tấn công Tanjiro trong phút chốc (Anime tập 1)
Nezuko bảo vệ Tanjiro trước Giyu (Anime tập 1)
Rất nhiều độc giả nhầm lẫn rằng từ sau khi hóa quỷ, Nezuko chỉ hoạt động nhờ vào lời ám thị của thầy chứ không thể độc lập suy nghĩa. Điều này hoàn toàn sai bởi qua chi tiết kể trên, chúng ta có thể suy ra rằng Nezuko đã có ý chí của riêng mình trước cả khi được thầy gieo ám thị vào tâm trí.
Nezuko tấn công Thủy Trụ Tomioka Giyu sau khi chứng kiến anh ta đánh Tanjiro (anime tập 1)
Ý chí chống lại bản năng khát máu, ý muốn bảo vệ người khác của cô bé đã từng được thể hiện ra ý thức bên ngoài bằng hành động. Cũng đồng nghĩa rằng điều đó có sẵn trong vùng vô thức của tâm trí Nezuko. Liệu pháp thôi miên của thầy Urokodaki đã kích thích "tảng băng chìm" đó. Thầy không hề "hoàn toàn kiểm soát" tâm trí của Nezuko như nhiều bạn đọc nghĩ mà góp phần thúc đẩy và định hướng suy nghĩ bản năng vốn đã có của cô bé.
Nezuko đối chiếu ký ức cũ với thực tại (anime tập 6)
Cựu Thủy Trụ Urokodaki Sakonji đã nâng bản năng đó của Nezuko từ cấp độ "vô thức" (thôi miên định hình suy nghĩ) đến "tiền ý thức" (sẵn sàng phản ứng khi có kích thích thích hợp). Các bạn hãy nhìn những lần cô bé đối chiếu ký ức về người thân gia đình với những nạn nhân bị quỷ tấn công. Hành động bảo vệ họ và chống lại loài quỷ chính là lúc "tiền ý thức" của cô bé phát triển lên mức "ý thức" (phản ứng lại kích thích).
Nezuko nhận thấy Yushiro cần được bảo vệ giống em trai Rokuta (anime tập 10)
Thực ra ám thị không phải là thứ gì đó quá cao siêu khó thấy. Trong đời sống hằng ngày chúng ta vẫn gặp và tiếp thu hàng loạt ám thị. Sự giáo dục của bố mẹ và nhà trường, xã hội cũng là một kiểu ám thị theo cách nào đó. Liệu pháp thôi miên cũng là một thứ được dùng trong điều trị bệnh.
Nezuko lần đầu dùng Huyết Quỷ Thuật chiến đấu (anime tập 19)
Về cơ bản, thầy Urokodaki không phải đang kiểm soát Nezuko, cô bé cũng càng ngày càng tự chủ hơn sau khi tiếp nhận sự định hướng qua ám thị của thầy, biết phối hợp tốt hơn khi đánh nhóm. Đó có lẽ là sự phát triển nhân vật ở Nezuko mà tác giả đang thể hiện.
Chừng nào những ký ức đau thương về việc bị mất đi gia đình còn tồn tại trong em, Nezuko sẽ mãi là đồng minh của con người. Cùng với người anh trai Tanjiro là người thân duy nhất còn sống sót, số phận của Nezuko sẽ đi về đâu? Hãy cùng đón đọc những chương tiếp theo của bộ truyện để biết thêm chi tiết.
Bạn đọc có thể thảo luận về Kimetsu no Yaiba cũng như tác phẩm manga - anime khác tại ĐÂY.