Luật An ninh mạng: Phát triển, mua bán, sử dụng tool hack trong game đều có thể bị pháp luật xử lý

Như vậy, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện hoặc bị các đơn vị phát hành game kiện, những người có hành vi này hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như thông tin chúng tôi đã đưa, vào hôm nay 12/6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng với 86,86% số phiếu tán thành. Như vậy, Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong Luật nêu rõ, an ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.

Luật An ninh mạng: Phát triển, mua bán, sử dụng tool hack trong game đều có thể bị pháp luật xử lý

Luật An ninh mạng quy định chi tiết 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó, khoản 3 điều 8 nếu rõ: “Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.”

Chiếu theo luật này, các hành vi phát triển, mua bán, sử dụng tool hack trong game đều có thể bị quy vào tội “Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính”.