Với tài nghệ cùng kỹ thuật rèn kiếm đã được truyền tụng trong suốt nhiều thế kỉ, đất nước Nhật Bản đã sản sinh ra nhiều nhân tài rèn kiếm có tiếng trong lịch sử với những sản phẩm không chỉ có sức mạnh siêu hạng mà còn giữ được nhiều giá trị khác cho hậu thế về sau có thể nghiên cứu và học hỏi. Một trong số những người được liệt vào hàng sư tổ chính là ông Masamune.
Thuở hàn vi
Masamune – tên đầy đủ là Goro Nyudo Masamune, sinh năm 1264 tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, một vùng lãnh thổ ở phía nam Tokyo, hiện vẫn chưa ai rõ ngày sinh năm mất thực sự của ông. Điều này một phần có lẽ thời ông sống là khoảng thời gian chiến tranh liên miên cùng với sự cạnh tranh giữa ông và một bậc thầy rèn kiếm khác khiến ông mất dần những thành tựu và tên tuổi của ông cũng dần biến thành truyền thuyết.
Tranh vẽ ông Masamune ngày xưa
Khi còn trẻ, ông theo học dưới sự giảng dạy của thợ rèn Shintogo Kunimitsu, nơi ông đã hoàn thiện hình thức của kỹ nghệ rèn kiếm Soshu, một trong số năm lớp kiếm của Nhật Bản đã phát triển từ thời kì rèn kiếm cổ trong khoảng cuối thể kỉ 13 đầu thể kỉ 14. Năm loại kiếm trên đều được các chuyên gia xác định là khác nhau dựa trên khu vực nơi chúng được sản xuất. Masamune học nghệ thuật rèn kiếm ở Kanagawa, nơi yên vị của một chính quyền phong kiến thời Kamakura – thời kỳ đặc trưng bởi tinh hoa nghệ thuật Nhật Bản và một chế độ chính phủ quân sự phong kiến Kamakura. Khi Masamune trở nên xuất chúng với kỹ nghệ làm kiếm bậc thầy của mình. Samurai cũng nhờ đó mà mạnh lên trong thấy. Điều này không phải ngẫu nhiên mà nằm chính ở kỹ thuật của Masamune.
Tranh vẽ thời kỳ Kamakura
Thời kỳ đỉnh cao
Người thợ rèn kiếm này khám phá ra rằng ông có thể tạo ra vũ khí hoàn toàn bằng thép, do đó gia tăng sức mạnh và tính linh hoạt của chúng. Ông nung chảy kim loại ở nhiệt độ cao để loại bỏ tạp chất, nhưng chính nhiệt độ cao lại khiến thanh kiếm giòn. Để giải quyết vấn đề này, Masamune đã trộn các loại thép mềm và cứng với nhau thành từng lớp để giữ cho thanh kiếm không bị gãy. Quá trình này tạo ra mẫu hình lượn sóng độc đáo dọc trên lưỡi kiếm (Tiếng Nhật là Hamon) của một thanh Katana chuẩn mực.
Những cây kiếm bằng thép cứng của Masamune có thể xuyên qua áo giáp của kẻ thù dễ dàng hơn. Thêm vào đó, trọng lượng của nó đủ nhẹ để có thể tác chiến trên lưng ngựa. Do vậy, thanh kiếm của Masamune thực sự rất hoàn hảo. Thâm chí, kỹ thuật của ông còn đi trước thời đại đến nỗi kể cả những đất nước Châu Âu xa xôi, nơi cũng có nghề rèn kiếm cũng không thể được như vậy.
Với chất lượng tuyệt hảo, nhiều Samurai ở khu vực Kanagawa thích thiết kế này đến nỗi, họ muốn ông làm ra nhiều hơn nữa. Đến năm 1287, ông được hoàn đế Fushimi phong hiệu thợ rèn chính của cả khu vực khi chỉ mới 23 tuổi. Nhưng ông không chỉ đơn thuần rèn kiếm, ông cũng sản xuất những con dao ngắm và dao găm với chất lượng tuyệt hảo và chống chịu mọi điều kiện thời tiết. Nhưng vũ khí do ông mang lại cho quân đội khiến Nhật Bản trở thành một đất nước mạnh và gần như bất khả xâm phạm.
Masamune và Muramasa – Hai huyền thoại kỳ phùng địch thủ.
Một trong số những đối thủ mạnh của Masamune chính là Murasama – một người thợ rèn kiếm cũng thuộc hàng “huyền thoại” nhưng lại là một kẻ có tâm địa độc ác. Hắn chuyên rèn kiếm để để thỏa mãn mục đích chém giết của mình. Chính hắn đã thách thức Masamune và thanh kiếm của ông trong 1 trận đấu tay đôi, nhưng không phải là một trận đấu kiếm thông thường, mà là một trận so kiếm bằng cách chọc 2 cây kiếm xuống dòng sông. Murasama tuyên bố chiến thắng bới hắn nhận thấy thanh kiếm của mình “chẻ đâu đứt đấy” với tất cả những gì nó chạm vào.
Cách so kiếm của hai huyền thoại Masamune (bên trái) và Murasama (bên phải)
Một sự thầy đi ngang qua, nhìn thấy trận đấu đó đã không đồng tình với thanh kiếm của Murasama. Ông thầy chỉ ra rằng, thanh kiếm của Masamune, chỉ cắt đúng vào lá trong khi nó lia qua con cá mà không để nó bị thương. Điều này được nhà sư giải thích rằng, thanh kiếm được rèn bởi con người có tâm sẽ không bao giờ làm hại đến các sinh linh vô tội, trong khi đó thanh kiếm được rèn bởi tâm địa độc ác sẽ là con quỷ khát máu muốn chém sạch mọi thứ mà nó đi ngang qua. Chính sự tinh tế này đã nâng cao nghề rèn kiếm tuyệt đỉnh lên đến vị thế huyền thoại. Một trong số những cây kiếm mẫu mực của Masamune, với độ bền tuyệt đỉnh của nó là thanh kiếm Honjo. Truyền thuyết nói rằng, Masamune đã tạo ra thanh kiếm rất tốt, các lớp của thanh kiếm đó thậm chí chỉ dày như một lớp nguyên tử, và nó còn tồn tại cho đến Thế Chiến Thứ Hai.
Honjo – kiệt tác huyền thoại của Masamune.
Thanh kiếm Honjo lấy tên từ vị tướng đầu tiên sở hữu nó – Honjo Shigenaga – khi ông dẫn quân chiến đấu tại Kawanakajima năm 1561. Trong trận chiến đó, may mắn thay thanh kiếm của tướng địch chỉ chẻ đôi mũ giáp của Honjo mà không giết chết ông. Do đó ông mới có thể giữ chắc cây kiếm của mình và hạ gục tướng địch rất nhanh. Sau đó ông lấy kiếm của địch đã chết theo truyền thống của Nhật.
Thanh kiếm đó sau thuộc về gia phủ Tokugawa - một gia phủ cai trị Nhật Bản trong suốt 250 năm - và trở thành biểu tượng của Mạc Phủ Tokugawa. Kể cả chính phủ Nhật cũng tuyên bố thanh kiếm Honjo Masamune là bảo vật của quốc gia. Nhưng tiếc thay họ không thể giữ cây kiếm đó đến hết Thế Chiến thứ Hai. Sau thế chiến, Nhật thua trận và bị Mỹ yêu cầu giải giáp vũ khí, kể cả kiếm khiến dân chúng bấy giờ rất bất bình. Nhưng gia đình Tokugawa buộc phải làm thế, họ trao hết số kiếm tuyệt hảo nhất có cả thanh Honjo cho Mỹ. Thanh kiếm đó lạc trôi trên chuyến tàu xuyên Thái Bình Dương và dần chìm vào quên lãng.
Di sản của Masamune
Dẫu gần như mất hết những tuyệt phẩm của mình, song những di tích của Masamune vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn và được bảo tàng Quốc gia Tokyo lưu giữ và bảo vệ. Các di sản khác của Masamune ngoài được nhiều người dân sở hữu và bảo quản, thì một thanh kiếm khác hiện được trưng ở bảo tàng der Stadt Steyr ở Áo, và một thanh kiếm nữa được giữ ở Missouri, Mỹ.
Thanh kiếm Honjo
Thanh kiếm của Masamune ở Mỹ có tuổi đời hơn 700 năm và vẫn ở trạng thái rất hoàn hảo. Đó là món quà của tướng Walter Krueger dành cho tổng thống Harry Truman, sau khi ông nhân được nó từ một gia đình Nhật như là một điều kiện đầu hàng. Thanh kiếm này sau được cất giấu rất kỹ tại thư viện của Truman và không phải ai cũng có cơ hội chiêm ngưỡng. Nhưng thật không may, kẻ trộm đã đột nhập vào thư viện và lấy đi thanh kiếm trị giá hơn 1 triệu đô la. Cho đến ngày nay, không ai hay biết về số phận của thanh kiếm này.
Khi mọi thứ dẫn đến ngõ cụt thì vào năm 2014, các học giả xác nhận có sự tồn tại của một thanh kiếm nguyên thủy của Masamune đã mất tích hơn 150 năm được gọi là Shimazu. Thanh kiếm trên là món quà tặng trong lễ cưới một gia đình hoàng tộc vào năm 1862. Cuối cùng, thanh kiếm tìm đến gia đình Kenoe, một gia đình quý tộc có quan hệ mật thiết với gia chủ hoàng gia qua nhiều đời. Một nhà tài trợ sau khi mua lại được thanh kiếm đã mang nó về với nơi nó thuộc về, Bảo Tàng Quốc Gia Kyoto.
Thanh kiếm Shimazu
Các sử gia Nhật Bản cũng hy vọng, một ngày nào đó, họ cũng được chứng kiến sự xuất hiện của thanh kiếm huyền thoại Honjo nếu bất kỳ người Mỹ nào có thể sở hữu thanh kiếm đặt biệt trong huyền thoại Nhật Bản.