Trong lịch sử Trung Hoa, vào thời Tam Quốc phân tranh, Đông Ngô là một nước giàu mạnh về nguồn nhân lực. Có thể nói là họ có đủ các quan văn võ giỏi nhất thời bấy giờ. Có thể kể đến những cái tên như Trương Chiêu, Lỗ Túc, Trình Phổ, Lữ Mông, Chu Du,… Ngoài những cái tên kể trên còn có một vị tướng lĩnh Đông Ngô tuy không quá nổi danh nhưng lại cực kỳ đặc biệt. Người này chính là Đinh Phụng.
Xuất thân tầm thường nhưng tài năng kiệt xuất
Đinh Phụng, tự Thừa Uyên, quê ở An Huy, ông là một tướng lĩnh của nhà Đông Ngô. Với tài tháo vát và sự dũng cảm, can trường, ông từ một tên tiểu tốt đã dần được thăng đến chức Tả thượng thư Bộ Binh. Ban đầu, ông là một đội trưởng dưới quyền của Cam Ninh. Ông luôn là người dẫn đầu và hăng hái chiến đấu, lạp nhiều chiến công. Chẳng mấy chốc ông cũng trở thành vị tướng quan trọng bậc nhất của triều Đông Ngô.
Năm 258, quyền thần Tôn Lâm phế truất Ngô chủ Tôn Lượng rồi lập Tôn Hưu lên ngôi. Tôn Hưu thấy Tôn Lâm chuyên quyền, độc đoán nên rất lo sợ, bí mật bàn với Trương Bố kế sách diệt trừ Lâm. Trương Bố tiến cử Đinh Phụng, ông nói "Lão tướng Đinh Phụng là người lão luyện chính sự, lắm mưu nhiều kế, quyết đoán mà cẩn trọng, nên nhờ cậy ông ấy".
Tôn Hưu liền mật gọi Đinh Phụng hỏi kế sách. Đinh Phụng nói rằng "Tướng quốc(Tôn Lâm) và anh em hắn có nhiều vây cánh. Triều thần nhiều người về phe của hắn. Chúng ta nên tránh đối đầu trực tiếp. Thần kiến nghị mai phục binh mã vào Tết Lạp Bát". Tôn Hưu theo kế sách đã định, tổ chức tiệc vào Tiết Lạp Bát và mời Tôn Lâm tới dự. Khi Tôn Lâm vừa bước vào sảnh, Đinh Phụng và Trương Bố hét quân mai phục đổ ra chém chết Tôn Lâm. Nhờ công trạng này, Đinh Phụng được phong làm Đại Đô Đốc nắm giữ binh quyền.
Vị tướng ít tên tuổi nhưng là khắc tinh của nhiều vị anh hùng nổi tiếng
Dù không nổi tiếng như những người đương thời thuộc triều đại Đông Ngô, nhưng đã có nhiều nhân vật nổi tiếng đã trực tiếp hay gián tiếp thất bại dưới quân của Đinh Phụng. Trong số đó nổi bật nhất có thể kể đến như Trương Liêu, Quan Vũ,… Công nguyên năm 220, Đinh Phụng phụng sự dưới trướng của Lữ Mông, nhận lệnh đem quân chặn đường Quan Vũ, sau đó bao vây cha con Quan Công ở Mạch Thành. Chính ông là người đã ép hai cha con Quan Vũ phải lui binh để rồi tiếp tục trúng bẫy của Phan Trương, Mã Trung mà chết.
Trong trận Di Lăng, Đinh Phụng cũng là người tiên phong cầm lá cờ đầu đuổi đánh quân Thục Hán của Lưu Bị. Ông là người góp công đầu khiến quân Thục thảm bại, sau đó không lâu Lưu Bị cũng vì uất ức mà chết.
Trong một lần mang quân đi phạt Ngô, Tào Phi đã vướng phải sự chống trả quyết liệt của hơn 6 ngàn quân Đông Ngô do Đinh Phụng và Tôn Thiều đứng đầu. Trong trận chiến này, Trương Liêu liều chết bảo vệ Tào Phi nên đã mất mạng do một mũi tên của Đinh Phụng.
Qua đó có thể thấy được Đinh Phụng tuy không nổi tiếng nhưng vẫn là ác mộng của không ít các vị anh hùng thời bấy giờ.
Lão tướng 95 tuổi vẫn còn rong ruổi nơi sa trường.
Năm 263, tướng của Tư mã Chiêu là Đặng Ngải sang đánh nước Thục. Con Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm viết thư cầu cứu Đông Ngô, lão tướng Đinh Phụng vẫn còn cầm quân sang cứu Thục nhưng không thành công. Ngô Chúa sau này là Tôn Hạo ngông cuồng nên bị Tấn Công Tư mã Viêm sai Đỗ Dự đánh lấy Đông Ngô lúc đó Đinh Phụng đã mất nên rường cột không còn nên góp phần làm Đông Ngô nhanh chóng sụp đổ.
Lúc ấy, Đinh Phụng vừa bước sang tuổi 95, ông trở thành vị tướng cao tuổi nhất vẫn còn tham chiến thời bấy giờ. Sau khi qua đời, Đinh Phụng được phong thần và lập miếu để hậu thế cúng tế, thờ phụng. Trong khắp Tam quốc lúc bấy giờ, người có danh tiếng không phải là ít, nhưng số người được phong thần và lập miếu như vị tướng họ Đinh chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.