Người đàn ông kín tiếng "đặt móng" cho đế chế Paypal của Elon Musk: 23 tuổi lao đầu vào kiếm tiền, 30 tuổi suýt qua đời vì bạo bệnh khi nằm trên đống bạc

Có người gọi đó là kỳ tích, nhưng cũng không ít người cho rằng anh là kẻ điên lập nghiệp vì Trần Sĩ Tuấn có thể kiếm 13 tỷ NDT trong vòng 20 tháng.


Người đàn ông kín tiếng "đặt móng" cho đế chế Paypal của Elon Musk: 23 tuổi lao đầu vào kiếm tiền, 30 tuổi suýt qua đời vì bạo bệnh khi nằm trên đống bạc - Ảnh 1.
Trần Sĩ Tuấn và quá khứ đầy thăng trầm

Trần Sĩ Tuấn sinh năm 1978 ở Đài Loan (Trung Quốc) trong một gia đình tri thức. Có lẽ chịu ảnh hưởng từ môi trường đó nên từ khi còn nhỏ anh không chỉ thông minh mà còn rất yêu thích toán học và khoa học.

Năm 8 tuổi, cha của anh đến Mỹ làm việc, vì vậy gia đình cũng chuyển đến nơi ở mới. Nhờ tiếp xúc với môi trường giáo dục mở nên sự hiểu biết của anh ấy cũng ngày càng mở rộng. Trong đó, lập trình là sở thích của anh. Nhờ tài năng hơn người nên Trần Sĩ Tuấn đã thành thạo lập trình rất nhanh. Đồng thời, niềm đam mê của anh về máy tính đã đến mức quên ăn quên ngủ.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh học chuyên ngành Khoa học máy tính tại trường University of Illinois Urbana-Champaign. Là sinh viên năm cuối đại học, anh đã từ bỏ con đường an toàn mà hầu hết sinh viên tốt nghiệp sẽ đi để gia nhập một công ty nhỏ ít tên tuổi có tên là PayPal. Điều anh nhìn thấy chính là tham vọng to lớn của công ty và sản phẩm của PayPal lúc bấy giờ.

Khi PayPal tuyển dụng Trần Sĩ Tuấn, họ cho biết những gì họ sẽ làm là một công cụ thanh toán di động. Không ai có thể tưởng tượng được xã hội sẽ như thế nào nếu không có sự lưu thông của tiền tệ. Việc biến tiền tệ thành số hóa có thể là một điều kỳ lạ vào thời điểm đó. PayPal là một nền tảng kỳ lạ như vậy. Khi Trần Sĩ Tuấn nghe thấy ý tưởng này, anh đã rất hào hứng.

Nhưng ngay sau đó, PayPal đã được mua lại bởi một công ty khác. Anh đã làm việc suốt ngày đêm, đã cống hiến hết mình tuy nhiên ba năm sau, anh cuối cùng không thể chịu đựng được cách thức vận hành của công ty nên đã dứt khoát rời đi.

Sự việc này ảnh hưởng sâu sắc đến anh. Ba năm này khiến anh đã hiểu ra một số điều và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm.

Người đàn ông kín tiếng "đặt móng" cho đế chế Paypal của Elon Musk: 23 tuổi lao đầu vào kiếm tiền, 30 tuổi suýt qua đời vì bạo bệnh khi nằm trên đống bạc - Ảnh 2.
Trong một gara, Youtube đã ra đời

Nhiều người có thể không quen với cái tên Trần Sĩ Tuấn nhưng khi nói đến Youtube nhiều người lại biết rõ. Khi Trần Sĩ Tuấn - người có giá trị hàng trăm tỷ đô la của PayPal quyết định phát triển Youtube, lúc này anh mới 26 tuổi.

Nếu nói PayPal là nền tảng thì Youtube là "tác phẩm" nổi tiếng của anh. Sau nhiều nghiên cứu và phát triển, cuối tháng 2 năm 2005 anh cùng với các đồng nghiệp là Chad Hurley và Jawed Karim đã nghĩ ra một nền tảng để cư dân mạng chia sẻ video. Và họ đặt tên là Youtube.

Trong những ngày đầu tiên, Youtube là một trang mạng xã hội video. Vào thời điểm đó, trang web có rất ít người dùng. Nhưng khởi nghiệp khi luôn đồng nghĩa với thử thách. Khi lần đầu tiên Trần Sĩ Tuấn gặp khó khăn, anh đã muốn bán nó cho eBay. Không ngờ rằng eBay lại từ chối mua Youtube. Nhưng chính sự từ chối này đã giúp Trần Sĩ Tuấn khám phá ra một cơ hội lớn hơn.

Anh quyết định biến Youtube trở thành nền tảng chia sẻ video tức thì. Sau đó phần mềm đã được phát triển, nhưng lại không ai sử dụng nó. Không còn vốn, không có tiền để quảng cáo, trong một thời gian dài sự phát triển của Youtube dường như dừng lại.

Mãi cho đến năm 2006, Youtube mới trở nên nổi tiếng, lượng người dùng đã tăng nhanh chóng mặt. Tuy nhiên sau khi cân nhắc thực tế, anh vẫn quyết định bán lại "đứa con" này.

Khi nhận thấy rằng mình không thể đưa YouTube đến một con đường tốt hơn, Trần Sĩ Tuấn đã chọn cách tìm cho nó một người điều hành mới. Đối với anh, YouTube thực sự như một đứa con và anh đã theo dõi “đứa trẻ” này từng bước lớn lên.

Vào thời điểm đó, Youtube chỉ có hơn 40 nhân viên nhưng số lượng người dùng phần mềm tăng theo cấp số nhân từng ngày. Mỗi nhân viên đều làm việc rất chăm chỉ nhưng thực sự không còn nhiều năng lượng để đảm bảo hoạt động bình thường. Trần Sĩ Tuấn biết rằng nếu không chấp nhận sáp nhập vào các công ty lớn, kết cục cuối cùng chỉ có thể là thất bại.

Anh đã giao Youtube cho Google và thu được 1.6 tỷ USD. Mặc dù nhiều người cho rằng đây là thất bại nhưng Trần Sĩ Tuấn biết rằng đó là lựa chọn tốt nhất.

Người đàn ông kín tiếng "đặt móng" cho đế chế Paypal của Elon Musk: 23 tuổi lao đầu vào kiếm tiền, 30 tuổi suýt qua đời vì bạo bệnh khi nằm trên đống bạc - Ảnh 3.

Quỹ đạo cuộc sống thay đổi hoàn toàn

Định mệnh khiến Trần Sĩ Tuấn thành công sớm, nhưng một cú sốc đã khiến cuộc đời về sau của anh thay đổi hoàn toàn. Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Trần Sĩ Tuấn bất ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh u não. Lúc đó, bác sĩ cũng nói với anh rằng đây là bệnh nan y không thể chữa khỏi.

Có người từng nói rằng: “Điều đáng tiếc nhất trên thế giới này chính là khi người ta chết, tiền tiêu không hết.” Khi Trần Sĩ Tuấn sở hữu số tiền khổng lồ thì đó lại là lúc anh bị chẩn đoán mắc u não. Lúc này anh nhận ra rằng làm việc chăm chỉ chỉ là một mục đích mà anh theo đuổi và anh vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Năm 2008, anh may mắn và trải qua ca phẫu thuật vô cùng thành công.

Trần Sĩ Tuấn từng nói: “Nếu mọi thứ của bạn có thể sẽ biến mất ngay lập tức, bạn sẽ biết mình không nên lãng phí thời gian, không nên buồn chán và lãng phí sinh mệnh này”. Trong hành trình gây dựng sự nghiệp, Trần Sĩ Tuấn đã gần như phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.

Nhưng giờ đây, anh đã thoát khỏi vòng xoáy của công việc để tận hưởng cuộc sống. Kể từ đó, chàng trai họ Trần bắt đầu hành trình khởi nghiệp mới. Hiện giờ anh vẫn đang làm việc, nhưng đã không còn thúc ép bản thân như trước.

Điểm quan trọng nhất làm nên thành công khi khởi nghiệp của Trần Sĩ Tuấn là nắm bắt đúng cơ hội. Muốn làm được điều này, cần phải trau dồi tầm nhìn của mình để phân tích và tìm hiểu xu hướng công nghệ, nếu không thì sẽ để vận may vụt mất.

Khởi nghiệp đang trở thành một xu hướng thời thượng, nhưng đã kinh doanh thì đều có lỗ có lãi. Khởi nghiệp không chỉ cần có một số vốn nhất định, đôi khi cần một chút sự can đảm, dốc hết mọi sức lực.

Suy cho cùng, rất ít người có thể thực hiện thành công ý tưởng của mình. Dám theo đuổi và dám buông bỏ chính là chìa khóa cho một cuộc sống viên mãn.

Theo NetEase