Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật

Thế giới động vật vô cùng đa dạng và có nhiều loài cạnh tranh với nhau để sinh tồn cũng như duy trì một hệ sinh thái cân bằng. Để trốn thoát kẻ săn mồi, nhiều loài động vật đã phát triển những cơ chế phòng thủ vô cùng kỳ lạ và độc đáo.
Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 1.

Khi thằn lằn gai Texas cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ phun máu từ hai mắt.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 2.

Rết Motyxia sử dụng phát quang sinh học như một cơ chế phòng thủ. Loài sinh vật nhỏ bé dưới biển này có thể tạo ra cyanide và các chất hóa học khác bắn thẳng vào kẻ săn mồi từ các lỗ ở các bên của cơ thể.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 3.

Chồn hôi sẽ phun chất lỏng chứa sulfur có mùi khó chịu và các chất hóa học khác để những kẻ săn mồi phải tránh xa hoặc sẽ bị mù tạm thời.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 4.

Những chú chim sả rừng Á Âu sẽ nôn ra chất lỏng kỳ lạ màu xanh lá cây để tự vệ trước những kẻ săn mồi.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 5.

Mực nang là một loài động vật có khả năng khó tin khi có thể thay đổi màu sắc và kiểu da hòa với môi trường xung quanh.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 6.

Bọ que có thể ngụy trang giống như một que củi hay nhánh cây, hoặc tạo ra chất độc gây ngứa dữ dội vào mắt và miệng kẻ săn mồi.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 7.

Hải sâm có khả năng tạo ra một chất độc gọi là holothurin, đồng thời có thể ngụy trang để kẻ săn mồi tưởng nó đã chết bằng cách làm một số cơ quan lòi ra ngoài. Kẻ săn mồi sau đó có thể ăn các cơ quan trên và hải sâm sẽ trốn thoát. Ruột của hải sâm có chứa chất độc và có thể khiến kẻ thù bị thương.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 8.

Chồn opossum là thú có túi ăn tạp, sinh sống chủ yếu ở châu Mỹ. Loài động vật này có thể tự đặt mình trong trạng thái hôn mê một vài giờ để khiến kẻ thù nghĩ rằng nó đã chết.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 9.

Mực ống Octopoteuthis deletron có thể để lại 2 xúc thủ của nó bám chặt vào kẻ săn mồi để đánh lạc hướng nó và thoát thân.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 10.

Kiến phát nổ Malaysia có các tuyến độc trong cơ thể. Những cơ quan này có thể phát nổ và phun ra chất độc vào kẻ thù.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật - Ảnh 11.

Loài cá bay (cá chuồn) có thể lượn trong không trung trong một khoảng cách dài để trốn thoát kẻ săn mồi. Nó cũng có thể bơi với tốc độ lên tới 60km/h./.