Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử

Được kỳ vọng cao nhưng những cỗ máy này không hề thành công như nhà sản xuất tưởng tượng về chúng.

1993: 3DO

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 1.

Hãng Panasonic đã từng cho ra đời một chiếc máy chơi game mang nhiều tiềm năng mang tên 3DO. Nó có số lượng game phong phú và hấp dẫn, nhưng 3DO lại không được giới game thủ khi đó chấp nhận bởi giá bán quá đắt. Để sở hữu một chiếc 3DO vào thời điểm 1993, bạn phải bỏ ra tới 700 USD. Do giá bán quá đắt và không cạnh tranh được với Nintendo đang rất hùng mạnh ở thời điểm đó, nên 3DO chỉ trụ tiếp trong vòng 3 năm cho tới khi bị dừng sản xuất vĩnh viễn.

1995: Virtual Boy

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 2.

Vào thời điểm đó, Virtual Boy là máy chơi game tiên tiến nhất từng được phát hành. Nó được coi là sản phẩm tiên phong, mở đường cho sự ra đời của Oculus. Về mặt ý tưởng, nó đúng là đi trước thời đại, nhưng do sự hạn chế về công nghệ đã làm người dùng Virtual Boy cảm thấy như bị tra tấn mỗi khi chơi game.

Mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... là những gì người ta miêu tả về Virtual Boy, hơn thế nữa máy chơi game của Nintendo này chỉ hỗ trợ một vài trò chơi trong suốt quãng thời gian nó xuất hiện. Với giá thành 180 USD vào năm 1995, Virtual Boy bị khai tử chỉ một năm sau đó.

1995: Sega Saturn

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 3.

Được ví như là một phiên bản nâng cấp của Genesis khi từ đồ họa 16-bit chuyển sang 32-bit. Sega Saturn đã gây được sự phấn khích cho giới game thủ vào thời điểm 20 năm trước. Tuy nhiên, giá bán của Sega Saturn hoàn toàn bất hợp lý đối với game thủ vào thời điểm đó - 400 USD để có trong tay bộ máy chơi game Sega Saturn. Đây thực sự là một con số đáng suy nghĩ dù cho bạn có giàu đi chăng nữa.

1996: Apple Pippin

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 4.

Năm năm sau khi Microsoft bán ra những chiếc Xbox đầu tiên, Apple cũng cho ra mắt sản phẩm máy chơi game Pippin của họ. Bên cạnh giá bán quá cao, sự thất bại của máy chơi game Pippin còn do sai lầm trong chiến lược marketing của Apple.

Theo đó, Apple đã nhượng quyền thương mại sản phẩm này cho một công ty Nhật Bản có tên Bandai và không tập trung phát triển ở các thị trường tiềm năng hơn. Việc sở hữu modem 14.4Kb đã đặt Pippin hơn một bậc về tính năng so với các sản phẩm khác trên thị trường, tuy nhiên, điều này là chưa đủ để sản phẩm có thể đạt một doanh số chấp nhận được.

Chỉ có khoảng 42.000 máy chơi game thực sự được bán ra.

2003: Nokia N-Gage

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 5.

Có lẽ N-Gage là sự tiếc nuối lớn nhất của những người hâm mộ Nokia, thiết kế của sản phẩm cùng các trò chơi đi kèm không hề tệ, thế nhưng ra mắt cùng thời điểm với hàng loạt thiết bị chơi game từ Nintendo, Nokia không "có cửa" với một hãng sản xuất thiết bị chơi game lớn như Nintendo. Ra mắt vào năm 2003 và nhanh chóng lụi tàn vì nhiều lý do khác nhau, N-Gage chỉ bán được khoảng 5.000 thiết bị trong 2 tuần đầu tiên sau đó dần dần biến mất.

2004: The Phantom

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 6.

Liệu một máy chơi game có thể tính là thất bại nếu nó còn chưa thực sự tồn tại? Đúng như tên gọi của mình, máy chơi game Phantom giống như một bóng ma trong làng máy chơi game, hiện ra rồi biến mất vĩnh viễn.

Được tạo ra bởi Phantom Entertainment, nó được xem là chiếc máy phục vụ chơi game online trong năm 2004. Nhưng sản phẩm này chưa bao giờ được marketing, dẫn đến nghi vấn rằng nó đã bị bốc hơi.

2005: Gizmondo

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 7.

Xen giữa cuộc chiến của các đại gia là sự xuất hiện của Tiger Telematíc Gizmondo. Có vẻ sau thất bại năm 1997 với Game.com, nhà hãng vẫn còn “ấm ức” và quyết tâm dốc toàn lực đầu tư Gizmondo. Máy chơi game này được tích hợp công nghệ khiến game thủ loá mắt: màn hình 2.8 inch độ phân giải 320 x 4240 pixel, hệ thống định vị GPS, GPRS, bộ vi xử lý ARM9 400MHz, chip đồ hoạ Nvidia GeForce 4500 3D…

Đáng tiếc, những vũ khí hiện đại của Gizmondo không hỗ trợ nhiều cho việc chơi game vào thời điểm đó. Mặc dù có một danh sách game khá hấp dẫn, người chơi vẫn chê Gizmondo thật xa xỉ. Cuối cùng, Tiger Telematics phá sản và vĩnh viễn biến mất trong trận chiến console cầm tay.

2012: Wii U

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 8.

Wii U có thể coi là một cuộc cách mạng tạo ra sự bứt phá về không gian chơi game tại nhà của mọi người. Nó không chỉ đem lại những trải nghiệm tốt hơn, tự do hơn mà còn không hề làm hỏng những giá trị mà Nintendo đã xây dựng nhiều năm vừa rồi cho Wii.

Nhưng sự thiếu hụt về tính đa dạng trong các trò chơi của nhà phát triển đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nintendo, và đã biến Wii U trở thành thứ yếu đối với người chơi. Game thủ sẽ dành phần lớn thời gian cho PC, Xbox hoặc Playstation, và chỉ thỉnh thoảng mở Wii U lên để chơi bất kỳ game mới nào được Nintendo phát triển. Rất khó để ai đó sử dụng Wii U làm hệ thống chơi game chủ đạo của mình.

2013: Ouya

Những cỗ máy chơi game thất bại toàn diện trong lịch sử - Ảnh 9.

Ouya nổi tiếng là dự án thành công nhất trong lịch sử sản phẩm từ nguồn quỹ Kickstarter với hàng triệu USD được người chơi đóng góp. Chỉ với giá 99 USD, nó khá dễ tiếp cận đến người chơi. Nhưng thiết kế sản phẩm là một vấn đề lớn, cùng với việc thiếu đi những game cơ bản. Cuối cùng, sản phẩm đã không tìm được chỗ đứng trong thị trường máy chơi game và dần dần trôi vào lãng quên.