Nguồn gốc của cái tên Sherlock
Ban đầu, Conan Doyle định lấy tên nhân vật chính của mình là Sherrinford, nghe giống với một cái tên cao bồi miền tây nước Mỹ. Nhưng rồi, vì sở thích cricket của mình mà ông quyết định chọn nhân vật chính theo tên của một cầu thủ cricket nổi tiếng thời bấy giờ, và đó cũng là nguồn gốc của cái tên Sherlock đấy.
Suýt nữa thì chúng ta đã có vị thám tử mang tên Sherrinford Holmes
Thật sự thì Conan Doyle cũng từng là một cầu thủ cricket thứ thiệt đấy. Trong những năm từ 1899 – 1907, ông đã chơi 10 trận đấu tại hạng nhất cho câu lạc bộ Marylebone Cricket. Nhưng tất nhiên, cũng vì sự nghiệp cricket của tác giả không đi tới đâu mà chúng ta mới có một tác phẩm kinh điển Sherlock Holmes như ngày hôm nay.
Thực tế thì Sherlock Holmes không bao giờ đội Deerstalker
Dành cho những ai chưa biết, thì Deerstalker là loại mũ có hai lưỡi chai, cũng như hai phần che tai, và đó cũng chính là chiếc mũ quen thuộc mà chúng ta vẫn thấy ở Sherlock Holmes trong các bức phác thảo cũng như tại các tác phẩm điện ảnh. Chỉ có điều, thực tế như Conan Doyle thừa nhận thì nhân vật của ông chẳng mấy khi đội Deerstalker cả.
Cận cảnh về chiếc mũ nổi tiếng của Sherlock Holmes
Sidney Paget, người vẽ minh họa Sherlock Holmes nghĩ ra ý tưởng này khi phác thảo cảnh Sherlock bước vào một miền quê, để điều tra về những cái chết đầy bí ẩn tại đây. Và cũng từ đó, gần như tất cả các fan hâm mộ cũng như độc giả đều mặc định gắn liền hình ảnh của Sherlock Holmes với chiếc mũ ấy.
Sherlock Holmes là nhân vật người hư cấu xuất hiện nhiều nhất trên phim ảnh
Theo thống kê của IMDb, Holmes đã xuất hiện trong tổng cộng 226 bộ phim, và được thủ vai bởi hàng chục diễn viên khác nhau, kể từ khi điện ảnh bắt đầu ra đời vào cuối thể kỷ 19.
Hình tượng Sherlock Holmes xuất hiện rất nhiều trong thế giới điện ảnh
Tuy nhiên, nếu bàn về nhân vật hư cấu, thì Sherlock Holmes vẫn còn thua kém đôi chút so với Dracula, kẻ đã xuất hiện tới 239 lần. Nhưng phân tích kỹ thì Dracula lại mang trong mình một nửa dòng máu của loài người, và một nửa của ma cà rồng. Thế nên, Holmes vẫn là nhân vật con người xuất hiện nhiều nhất trong thế giới phim ảnh từ trước tới nay.
Bảo tàng của Sherlock Holmes thực chất không phải nằm ở số nhà 221 phố Baker
Thực tế, ngôi nhà 221 phố Baker đã gắn liền với tâm trí của rất nhiều các fan Sherlock Holmes. Và thực tế thì bảo tàng của nhân vật thám tử hư cấu này, nếu bạn có tra cứu trên Internet cũng mang địa chỉ tương tự. Nhưng thực tế thì lại không phải vậy đâu.
Bảng số là 221 nhưng địa chỉ thực lại khác đấy
Nếu có dịp tới London và tham quan bảo tàng Sherlock Holmes, bạn sẽ thấy, dù địa chỉ tra cứu vẫn là 221 phố Baker, nhưng khi tới con phố này, bạn sẽ thấy bảo tàng lại được đặt ở một vị trí khác hoàn toàn. Vị trí chính thức của tòa nhà nằm ở giữa số 237 và 241 phố Baker, nên mặc dù không để số, nhưng nhiều người vẫn coi đây là tòa nhà số 239. Nhớ nhé, 239 chứ không phải 221 đâu. Vì thế nếu muốn đi tham quan bảo tàng Sherlock Holmes, hãy lưu ý tới điều này.
Holmes không bao giờ sử dụng suy luận loại trừ
Holmes luôn tin tưởng vào những nhận định của mình
Có thể thấy trong phần lớn các vụ án, Holmes không bao giờ sử dụng phép loại trừ để tìm ra hung thủ, như cách mà thám tử Conan trong bộ truyện tranh nổi tiếng chúng ta vẫn hay đọc thường làm. Holmes đưa ra các suy luận của mình, và chúng có thể mang tính đúng sai ngẫu nhiên, trong khi phép loại trừ bắt buộc sẽ đưa bạn tới một kết luận đúng đắn. Nhưng bởi vì Holmes gần như chẳng bao giờ suy luận sai, nhờ vào óc quan sát thiên tài cũng như khả năng nhảy số não bẩm sinh của mình, vậy nên, ông chẳng bao giờ cần dựa vào phép loại trừ cơ bản – điều mà bất kỳ thám tử thông thường nào cũng sử dụng.