Những kiểu kịch bản quen thuộc trong thế giới 2D khiến fan anime đã "ngấy tới tận cổ"

Xào đi xào lại mãi, có lẽ rồi đến lúc các fan cũng cảm thấy ngán ngẩm với những cốt truyện như thế này vì đã được xem quá nhiều rồi.

1. Hoán đổi thân thể

Những kiểu kịch bản quen thuộc trong thế giới 2D khiến fan anime đã ngấy tới tận cổ - Ảnh 1.

 Đây quả là một sự lựa chọn bất ngờ khi có rất nhiều series danh tiếng như "Birdy the Mighty" và "Kokoro Connect" đều có tình huống nhân vật bị thay đổi thân xác hoặc chia sẻ cùng một thân xác với nhau. Mới đây nhất có thể kể đến "Your Name", anime đạt doanh thu kỷ lục và trở thành hiện tượng ở Nhật Bản cũng đi theo mô típ cơ bản này. Xem ra, các fan anime/manga "hardcore" đã trải nghiệm quá nhiều tác phẩm kiểu này, biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo và không đủ kiên nhẫn chịu đựng thêm nữa.

2. Du hành thời gian

Những kiểu kịch bản quen thuộc trong thế giới 2D khiến fan anime đã ngấy tới tận cổ - Ảnh 2.

 Trong vài năm trở lại đây, các series giả tưởng có liên quan đến yếu tố du hành thời gian cũng rất phổ biến với nhưng "Re:Zero", "Steins;Gate", và "Puella Magi Madoka Magica". Nhiều người tham gia cuộc khảo sát cho rằng các anime này quá giống nhau trên phương diện diễn giải câu chuyện, và rồi lảng tránh đi đến một tương lai không ai mong muốn cho dù thế mới là hợp lí.

3. Harem

Những kiểu kịch bản quen thuộc trong thế giới 2D khiến fan anime đã ngấy tới tận cổ - Ảnh 3.

 "Hầu hết chúng đều giống nhau như đúc," là câu trả lời của một bạn sinh viên Nhật Bản. Với tiêu chuẩn 13 tập mỗi mùa anime, các series kiểu này sẽ giới thiệu nhân vật chính, rồi mỗi tập đưa ra thêm một hoặc hai "đối tượng yêu" cho anh/cô ta thông qua những tình huống khiêu gợi/đáng yêu nào đó, và cho đến khi có đủ bộ nhân vật rồi thì thời lượng phát sóng cũng chuẩn bị hết.

4. Câu chuyện ở thế giới khác

Những kiểu kịch bản quen thuộc trong thế giới 2D khiến fan anime đã ngấy tới tận cổ - Ảnh 4.

 Bắt đầu câu chuyện, nhân vật chính sẽ ở bối cảnh hiện đại thông thường và rồi bị cuốn sáng một thế giới khác, chiều không gian song song, nơi một cuộc phiêu lưu vĩ đại đang đợi ở phía trước. Đây là một kiểu cốt truyện kinh điển mà các biên kịch anime đã sử dụng kể từ thập niên 80’ cho tới tận ngày nay, ít nhất là từ "Aura Battler Dunbine" năm 1983. "Chúng rất chán, bởi vì bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo," "Rồi sẽ có một nhân vật cơ thần thánh nào đó xuất hiện và làm mất hết sự thú vị," là những nhận định của khán giả Nhật Bản.

5. Hồi sinh nhân vật đã chết

Những kiểu kịch bản quen thuộc trong thế giới 2D khiến fan anime đã ngấy tới tận cổ - Ảnh 5.

 Đối với một loại hình giải trí tương đối thoải mái bạo lực mà nói, anime có thể không thực dứt khoát khi để một "ngôi sao" nào đó yên nghỉ hẳn. Trong thời kỳ anime hiện đại, doanh thu kiếm được từ chuyện thương mại hóa một nhân vật là rất quan trọng để nuôi sống cả công ty, điều đó đồng nghĩa rằng giết chết một nhân vật nổi tiếng là một nước đi thiệt hại kinh tế rõ ràng, kể cả như thế sẽ giúp câu chuyện trở nên hay hơn. Và đương nhiên ta có thể chỉ ra cả đống anime nổi tiếng sử dụng chiêu bài hồi sinh lợi hại này như "Dragon Ball", "Sailor Moon" hay "Naruto".